SRDP đồng hành với người nuôi trồng thuỷ sản

(Baohatinh.vn) - Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá nước ngọt đang là nghề “hot” hiện nay. Tuy nhiên, tại xã Khánh Lộc (Can Lộc), việc bảo vệ đàn cá trong mùa mưa lũ là rất khó khăn. Thế nên, với việc hỗ trợ nhằm chế ngự thiên nhiên, dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP) đã hoàn thành mục tiêu “3 trong 1”.

Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lại độc canh trồng lúa nhưng nhiều năm lại nay, nhiều hộ dân xã Khánh Lộc còn mạnh dạn phát triển thêm nghề nuôi cá nước ngọt. Song, nghề mới này lắm lúc “lên bổng xuống trầm”.

srdp dong hanh voi nguoi nuoi trong thuy san

Đoàn cán bộ dự án SRDP kiểm tra hồ nuôi của HTX Thủy sản Hói Nhà Nòi để xem xét giải ngân số tiền còn lại.

Chủ tịch UBND xã Khánh Lộc Nguyễn Xuân Nhâm nhớ lại: Trận lũ xảy ra vào năm 2010 khiến nhiều hộ dân trắng tay, rơi vào nợ nần, đến nay vẫn chưa trả hết. HTX Thủy sản Hói Nhà Nòi được thành lập vào năm 2014, với 13 thành viên, nhưng trận mưa lũ năm 2016 đã để lại hậu quả khá nặng nề, toàn bộ cá (mè, trắm, chép) sắp đến mùa thu hoạch, sau 1 đêm bỗng dưng trôi sạch”.

Nuôi cá nước ngọt mang lại thu nhập khá, nhưng nhiều thành viên HTX chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo lại chẳng mặn mà việc đầu tư vì canh cánh nỗi lo mất nhiều hơn được.

Nắm bắt được những khó khăn đó, tháng 9/2016, dự án SRDP đã hỗ trợ người dân nơi đây đầu tư nâng cấp bờ ao bằng hệ thống hàng rào lưới thép B40 chống lũ. Toàn bộ dự án có tổng mức đầu tư 530 triệu đồng, trong đó, SRDP hỗ trợ 220 triệu đồng. Hiện tại, dự án được giải ngân 109 triệu đồng. Ngoài việc tổ chức các đợt tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho nhiều thành viên, SRDP còn tham gia kết nối tìm kiếm nguồn cá giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm cho HTX…

Mặc dù “tiểu dự án” có vốn đầu tư không nhiều nhưng đây là dự án “3 trong 1”. Nghĩa là không đơn thuần đảm bảo an toàn cho các ao nuôi trong mùa mưa lũ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, mà dự án còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nhân công với mức thu nhập ổn định, chưa kể hàng chục lao động thời vụ tham gia thu hoạch, vận chuyển và cải tạo ao nuôi; giúp giảm thiểu những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra.

Giám đốc HTX Thủy sản Hói Nhà Nòi Trần Hậu Minh đánh giá: “Sau gần 1 năm triển khai, đến nay, các ao nuôi cho thu hoạch trên 30 tấn cá, với tổng doanh thu 1.250 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, thu nhập của các thành viên đạt xấp xỉ 100 triệu đồng."

Cũng chính vì mức thu nhập của các thành viên tăng cao nên mục tiêu xã Khánh Lộc đặt ra trong năm 2017 là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,4% xuống còn 7,9%, nay trở thành hiện thực. Đặc biệt, dự án còn làm tăng khả năng thích ứng với mùa mưa lũ, giảm thiểu những loại dịch bệnh ngoài ao nuôi xâm nhập nhờ hàng rào được xây dựng bằng bê tông có gắn lưới B40 ở phần trên. Hệ thống nguồn nước được các thành viên lấy từ sông, đập chảy qua kênh rồi bơm vào ao, nước thải được xử lý theo hình thức bơm vào 1 ao khác cho nước lắng xuống rồi mới xả thải ra ngoài nên không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đó là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu SRDP hướng tới.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.