Thiên tai, sâu bệnh hoành hành: Nông dân "căng mình" chống chọi!

(Baohatinh.vn) - Chưa bao giờ sản xuất hè thu ở Hà Tĩnh lại rơi vào khó khăn như hiện nay khi đồng ruộng vừa trải qua 2 trận mưa bão “trái mùa” với thiệt hại lớn thì nay người nông dân cũng đang vất vả chống chọi sự tấn công của các loài sâu bệnh gây hại…

thien tai sau benh hoanh hanh nong dan cang minh chong choi

Sâu bệnh liên tục hoành hành khiến người nông dân không khỏi bất an

Không còn “cửa” chuyển đổi sản xuất

Gia đình ông Hà Văn Cảnh ở thôn 8, xã Hà Linh (Hương Khê) vẫn chưa hết thất thần vì thành quả sản xuất của mình chịu mất trắng ngay cận ngày thu hoạch. 8 sào đậu xanh, chỉ ít hôm nữa đến ngày thu hái thì đã bị mưa bão làm hư hại một nửa diện tích, 4 sào còn lại cũng chỉ vớt vát được vài phần.

Ông Cảnh chia sẻ: “Sau mưa, chúng tôi đã tập trung chăm sóc mà cây đậu quả rất kém. Bắt đầu vào mùa thu hoạch, năng suất đậu xanh năm nay chắc chỉ bằng 30% năm ngoái”. Gia đình ông còn có 6 sào ngô sinh khối, bị nước ngâm ngập úng, chăm sóc mãi mà cây vẫn không phát triển.

“Đậu coi như mất trắng, ngô còi cọc. Mùa mưa lũ đã đến, mặc dù để đất trống tiếc lắm nhưng chẳng biết trồng cây gì để kịp chạy mưa lụt cả” - ông Cảnh cho hay.

Không chỉ chịu thiệt hại nặng nề sau ảnh hưởng của 2 cơn bão liên tiếp, Hương Khê nằm vào nhóm “khó đặc thù” khi khôi phục sản xuất sau thiên tai. Gần 3.000 ha ngô, đậu hè thu, nay số diện tích cho thu hoạch còn chưa nổi 300 ha.

Huyện đã có ý định chuyển đổi 2.500 ha bị hư hại sang trồng rau màu. Ngặt nỗi, thời vụ sản xuất chỉ còn 2,5 tháng, sợ rằng chẳng còn kịp trở để chuẩn bị cho vụ ngô đông vào tháng 11 tới. Được biết, địa phương này đang có ý chuyển hướng một phần diện tích sang ngô sinh khối. Thế nhưng, điều đó còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhất là điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ.

Ở Lộc Hà, dấu tích của 2 cơn bão “trái mùa” là hàng nghìn ha lúa hè thu ngập úng. Có nhiều diện tích bị ngâm nước đến cả tuần lễ, cây thối gốc, không thể phục hồi. Có diện tích bị thiệt hại vào giai đoạn đòng già, dù nước rút, cây sinh trưởng trở lại thì cũng chưa thể biết được - mất sau thu hoạch.

Ông Phan Văn Nhàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho hay: “Một số nơi thấp trũng như Tân Lộc, Thịnh Lộc và 7 ha tại An Lộc do ảnh hưởng của công trình đang thi công là bất khả kháng. Huyện đã chỉ đạo các địa phương bón thúc cho lúa, chăm sóc, vun gốc cho lạc, đậu xanh, đồng thời chuyển đổi cây trồng thay thế còn thời vụ. Hiện, chỉ còn lại vừng và một số rau ngắn ngày trên đất màu, còn lúa thì đành chịu mất trắng”.

thien tai sau benh hoanh hanh nong dan cang minh chong choi

Gần 3 ha trồng dưa của xã Thạch Thanh (Thạch Hà) đành bỏ không kể từ sau cơn bão số 2

Sâu bệnh đồng loạt tấn công…

Khi sâu cuốn lá nhỏ đang sinh trưởng lứa thứ 3 với gần 2.000 ha nhiễm thì cùng một lúc rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá… cũng “xuất kích”. Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Tàn dư thực vật sau ngập úng làm cho cây lúa càng yếu, sẽ là mục tiêu tấn công của nhiều loại sâu bệnh. Đặc biệt, lúa đang bước vào giai đoạn trổ bông - chín sữa, trùng với thời điểm nở rộ lứa mới của dịch hại số 1 trên đồng ruộng là rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ. Nếu công tác phòng trừ không được chú trọng thì tổn thất gây ra sẽ rất nặng nề với năng suất vụ lúa hè thu”.

Rầy nâu, rầy lưng trắng đang tăng nhanh về số lượng và diện tích lây nhiễm. Điều tra của Chi cục BVTV, mật độ tăng cao với trung bình dao động từ 700 – 1.500 con/m2, nơi cao nhất 15.000- 20.000 con/m2 tại Cẩm Dương, Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên); Thạch Văn (Thạch Hà) từ 300 - 5.000 con/m2; Đức Thủy, Đức Lâm (Đức Thọ) dao động từ 300 - 5.000 con/m2.

Ông Lê Ngọc Hà - Trưởng phòng NN&PTNT Cẩm Xuyên cho biết: So với các năm, năm nay, đối tượng rầy phát sinh gây hại sớm, mật độ cao ngay ở những lứa đầu tiên. Điều này gây bất lợi cho cây lúa khi cùng một lúc chịu nhiều tổn thương cũng như công tác phòng trừ sâu bệnh sẽ càng khó khăn hơn. Cẩm Xuyên là một trong những nơi được ghi nhận có mật độ rầy lớn nhất.

Những ngày này, bà con nông dân Đức Thọ đang tập trung ra đồng phun thuốc trừ sâu. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 đã nở rộ, rầy phát sinh có những nơi lên đến 7.000 con/m2 (Đức La, Đức Dũng), bệnh bạc lá ngày càng mở rộng diện tích…

Ông Đinh Sỹ Hoài Nam - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện cho biết: “Sâu cuốn lá nhỏ chỉ gây hại ở khoảng 350 ha trổ muộn, điều lo nhất là rầy đang tăng nhanh về số lượng, chắc chắn sẽ gây cháy sau 10/8. Bên cạnh đó, bệnh bạc lá cũng xảy ra diện tích lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên, bà con lại không có thói quen phun phòng trừ loại bệnh này nên rất khó khăn cho công tác chỉ đạo phòng trừ nhằm cắt đứt mầm lây nhiễm”.

Cứu lấy sản xuất hè thu đang “căng” hơn bao giờ hết. Sự thành bại của vụ sản xuất khó không còn chỉ ở chủ quan của con người mà phải phụ thuộc diễn biến thời tiết.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.