Tổ tiết kiệm và vay vốn - "cầu nối" hiệu quả đưa nguồn vốn đến người nghèo

(Baohatinh.vn) - Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành “cánh tay nối dài”, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.

Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn đã có thêm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Vốn tín dụng CSXH đã trở thành "đòn bẩy" giúp người dân thoát nghèo, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

bqbht_br_056.jpg
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên kiểm tra hoạt động của tổ TK&VV số 10, thôn Vĩnh Phúc (xã Nam Phúc Thăng).

Tổ TK&VV số 10, thôn Vĩnh Phúc là 1 trong những tổ hoạt động tốt tại xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên) với 31 thành viên, tổng dư nợ hơn 1,7 tỷ đồng, nhiều năm liền không phát sinh nợ quá hạn. Nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH do tổ TT&VV số 10 quản lý đã trở thành nguồn lực quan trọng để người dân đầu tư các mô hình kinh tế…, từng bước thay đổi căn bản đời sống.

Ông Trần Xuân Tùng – Tổ trưởng tổ TK&VV số 10, thôn Vĩnh Phúc (xã Nam Phúc Thăng) chia sẻ: “Sau cho vay, tổ tiến hành kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn, đôn đốc thu nợ đúng quy định. Với những thành viên vay vốn gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh…, tổ kịp thời phối hợp động viên, tư vấn về phương án sản xuất, kinh doanh, giúp họ vượt khó để có nguồn thu trả nợ. Với các thành viên đi khỏi nơi cư trú, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn, tổ kịp thời báo cáo tổ chức hội nhận ủy thác, cán bộ ngân hàng để triển khai các giải pháp kịp thời, hiệu quả”.

Ông Hoàng Bá Phong – Tổ trưởng tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ, Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên thông tin: Toàn huyện hiện có 31 tổ TT&VV tại 21 xã, thị trấn, trong đó khoảng 98% tổ xếp loại tốt. Các tổ TT&VV thực sự trở thành “cánh tay nối dài” của Ngân hàng CSXH, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng CSXH tới cộng đồng; quản lý nguồn vốn; được ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm, cho vay vốn các thành viên theo quy định pháp luật. Nhờ sự vào cuộc sâu sát từ cơ sở, các tổ đã tham gia tích cực trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng với nhiều giải pháp gắn với thực tiễn, đến nay dư nợ của đơn vị không ngừng gia tăng với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm dần. Tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên hiện đạt hơn 658 tỷ đồng, nợ quá hạn chỉ 0,023%, nợ khoanh chỉ 0,065%/tổng dư nợ.

067.jpg
Giám đốc Ngân hàng CSXH thị xã Hồng Lĩnh Trần Thị Bích Hà khen thưởng các tổ TK&VV hoạt động tốt.

Tại thị xã Hồng Lĩnh, nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Ngân hàng CSXH, các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác, các tổ TK&VV đã phát huy vai trò “cầu nối”, đưa nguồn vốn tín dụng CSXH tới người dân.

Tổ TT&VV tổ dân phố 6 do Hội Nông dân quản lý thuộc phường Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh) vừa được vinh danh nhiều năm liền xếp loại tốt, góp phần đưa công tác tín dụng CSXH trên địa bàn vào chiều sâu.

Ông Dương Trí Sơn – Tổ trưởng tổ TK&VV tổ dân phố 6, phường Nam Hồng cho biết: “Tổng dư nợ của tổ hiện đạt 3,2 tỷ đồng với 27 thành viên. Ngoài truyền thông chính sách, tư vấn, hỗ trợ người dân mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế, giải ngân nguồn vốn vay kịp thời, đốc thúc thu hồi nợ, tổ còn tích cực tuyên truyền, vận động thành viên tham gia gửi tiết kiệm hằng tháng để tích lũy, có thêm nguồn lực trả nợ. Nhờ phối hợp nhịp nhàng với ngân hàng và các tổ chức hội đoàn thể, dư nợ của tổ không ngừng tăng, chất lượng tín dụng tốt, không có nợ quá hạn, nợ khoanh”.

bqbht_br_042.jpg
Thông qua tổ TK&VV, người dân thị xã Hồng Lĩnh vay vốn CSXH đầu tư phát triển kinh tế.

Theo bà Trần Thị Bích Hà – Giám đốc Ngân hàng CSXH thị xã Hồng Lĩnh: Ngân hàng tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV triển khai các chương trình tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi đến hạn. Cùng đó, thường xuyên trao đổi thông tin nhằm đánh giá, giám sát việc thực hiện các quy định về nghiệp vụ tín dụng, nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, khó khăn trong quá trình triển khai các chương trình tín dụng để đưa ra chỉ đạo, kiến nghị, đề xuất kịp thời. Ngân hàng cũng có chế độ khen thưởng kịp thời với các tổ TK&VV thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ. Nhìn chung, 64 tổ TK&VV thực hiện tốt nội dung hợp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân hàng CSXH, có 63 tổ xếp loại tốt và 1 tổ xếp loại khá. Đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH thị xã Hồng Lĩnh đạt trên 220,847 tỷ đồng, nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ rất thấp.

bqbht_br_img-9794.jpg
Hoạt động của hệ thống tổ TK&VV góp phần nâng chất lượng tín dụng chính sách của Hà Tĩnh.

Toàn tỉnh hiện có 3.002 tổ TK&VV, thực hiện các nhiệm vụ bình xét đối tượng vay vốn; hướng dẫn và xác nhận cho người vay làm hồ sơ, thủ tục xin vay vốn; thông báo và giám sát người vay nhận tiền theo lịch giải ngân của ngân hàng. Đồng thời, thực hiện chức năng giám sát sử dụng vốn của người vay, trực tiếp thu lãi và tiền gửi tiết kiệm hằng tháng của người vay, đôn đốc người vay trả nợ trực tiếp cho ngân hàng theo kỳ hạn; phổ biến và đề nghị người vay chấp hành tốt các quy định có liên quan của ngân hàng và hội cấp trên...

Hệ thống tổ TK&VV hoạt động hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của Hà Tĩnh với tổng dư nợ hiện trên 7.313 tỷ đồng. Đặc biệt, Hà Tĩnh là một trong các địa phương có chất lượng dư nợ tín dụng chính sách tốt nhất toàn quốc với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh rất thấp.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.