Dư nợ nông nghiệp nông thôn của Hà Tĩnh đạt trên 54.000 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn của ngành Ngân hàng Hà Tĩnh hiện đạt trên 54.051 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục ưu tiên nguồn vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, trong đó có nông nghiệp, nông thôn.

Nhờ nguồn vốn vay từ ngân hàng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng khép kín, ứng dụng công nghệ cao, nhiều mô hình sản xuất có sự liên kết bền vững với doanh nghiệp.

z6353561129371-f89eae27869a32a14726a8746eed0673.jpg
Nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại Hà Tĩnh có sự hậu thuẫn của ngành ngân hàng.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh cũng đã “tiếp sức” để các tổ chức, cá nhân xây dựng thành công sản phẩm OCOP, khẳng định thương hiệu tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

Ngoài các chương trình tín dụng thông thường, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh còn đẩy mạnh cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2022 – 2025…

Theo ngành chuyên môn, tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của ngành Ngân hàng Hà Tĩnh hiện đạt trên 54.051 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng quý I/2025 chưa có bước đột phá, các tổ chức tín dụng trên địa bàn sẽ tiếp tục ổn định hoặc giảm lãi suất huy động vốn để tiến tới mục tiêu giữ ổn định hoặc giảm lãi suất cho vay, đưa nguồn vốn tới khu vực nông nghiệp, nông thôn.

bqbht_br_041.jpg
Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh luôn ưu tiên nguồn vốn "giá rẻ" cho nông nghiệp, nông thôn.

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục cho vay trên cơ sở tạo điều kiện tối đa cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận vốn vay đầu tư. Qua đó, khơi thông dòng vốn cho nông nghiệp, nông thôn, góp phần quan trọng thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.