Trước 30/6, hoàn thành đăng ký chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

(Baohatinh.vn) - Chiều 27/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội nghị triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

truoc 30 6 hoan thanh dang ky chuong trinh moi xa mot san pham

Đặt vấn đề tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Trên cơ sở đề cương đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt, UBND tỉnh, thành phố chủ động triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ngay trong năm 2017.

Mục tiêu cụ thể của chương trình OCOP nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi vùng, miền, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

truoc 30 6 hoan thanh dang ky chuong trinh moi xa mot san pham

Đại diện Tổ OCOP tỉnh giới thiệu tổng quan về nội dung, phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện chương trình.

Tại hội nghị, đại biểu đã nghe đại diện tổ OCOP tỉnh giới thiệu tổng quan về nội dung, phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện chương trình OCOP và bài học kinh nghiệm của một số nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan) và tỉnh Quảng Ninh đã rất thành công khi triển khai thực hiện chương trình này.

Hà Tĩnh dự kiến đưa ra 6 nhóm sản phẩm để thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng 2030, gồm: thực phẩm là các nông sản tươi sống; đồ uống gồm các đồ uống có cồn và đồ uống không có cồn; thảo dược và các sản phẩm có thành phần tư thảo dược; vải may mặc các sản phẩm làm tư bông, sợi; lưu niệm nội thất trang trí là các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại...; du lịch nông thôn gồm các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, giải trí, học tập, nghiên cứu...

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các địa phương tổ chức khảo sát, lựa chọn, đăng ký sản phẩm có khả năng tham gia chương trình (các xã đều có lựa chọn, đăng ký sản phẩm, nhưng không nhất thiết sản phẩm riêng có của địa phương mình mà có thể cùng loại sản phẩm của các địa phương khác và không chỉ 1 sản phẩm) gửi đăng ký về Văn phòng NTM tỉnh trước ngày 30/6; tổ chức hội thảo hoàn thiện, ban hành đề án trước 31/7.

truoc 30 6 hoan thanh dang ky chuong trinh moi xa mot san pham

Sau khi ban hành đề án, thành lập Ban điều hành chương trình và các tổ chức liên quan để thực hiện chương trình; các đơn vị, sở, ngành liên quan chủ động triển khai công tác tuyên truyền, tập huấn, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.