1 sào cà bằng 7 sào lúa, thương lái thu mua tận đồng

(Baohatinh.vn) - Một sào cà bằng 7 sào lúa, nông dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đang phấn khởi bước vào vụ thu hoạch mới. Trong khi nhiều loại rau màu khó bán thì cà dừa cỏ Thượng Lộc vẫn được tiêu thụ khá dễ dàng.

1 sao ca bang 7 sao lua thuong lai thu mua tan dong

Cà dừa cỏ Thượng Lộc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo chân ông Nguyễn Xuân Diệu - Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc, chúng tôi có mặt tại đồng cà dừa cỏ thôn Sơn Phú. Trước mắt chúng tôi là một màu xanh mướt, những quả cà dừa tươi non chi chít trên thân cà mập mạp. Cà dừa cỏ quả không to, màu xanh xen lẫn những đường vân trắng trông rất thích mắt. Nhờ chăm sóc bài bản, cà năm nay được mùa, thương lái tìm đến tận đồng thu mua nên nông dân càng phấn khởi. Người chăm sóc, người thu hoạch, tiếng cười nói nhộn nhịp cả cánh đồng.

Theo ông Diệu, toàn xã hiện có 40 ha cà dừa cỏ, tập trung ở các thôn Sơn Phú, Đồng Thanh, Vĩnh Xuân và Sơn Bình. Từ tháng 11 dương lịch, người dân bắt đầu làm đất, gieo trỉa và chăm sóc cho đến khoảng giữa tháng 2 năm sau sẽ cho thu hoạch và kéo dài đến hết tháng 5. Nguồn giống bà con tự sản xuất nên đảm bảo chất lượng, cộng với chất đất thịt pha cát rất thích hợp để cà phát triển. Năm nay, 1 sào cà ước tính thu về từ 8-10 triệu đồng.

Vụ cà này, HTX Chăn nuôi và Sản xuất rau an toàn thôn Sơn Phú trồng trên 5 ha. Chị Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc HTX chia sẻ: “Thời điểm này, thời tiết thuận lợi, rau nhiều nên giá cà có giảm. Nếu như năm ngoái, đầu vụ cà bán tại ruộng 20 ngàn đồng/kg thì nay chỉ 15 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, đến giữa vụ dự kiến giá sẽ tăng cao hơn và năm nay chúng tôi sẽ thu về khoảng trên 500 triệu đồng”.

1 sao ca bang 7 sao lua thuong lai thu mua tan dong

Nông dân thu hoạch cà đến đâu, thương lái ra tận đồng thu mua đến đó.

Chiều chiều, trên cánh đồng cà lại nhộn nhịp cảnh người mua bán. Qua tay các thương lái, cà Thượng Lộc được đưa đi khắp tỉnh và TP Vinh (Nghệ An). Chị Lê Thị Hà - thương lái ở TP Hà Tĩnh cho hay: “So với cà dừa thì cà dừa cỏ Thượng Lộc được người tiêu dùng ưa chuộng hơn bởi nó lành, ngon và ngọt. Cà đầu vụ càng tươi non nên nhiều người tìm mua. Ngày nào, tôi cũng ra đây mua hàng tạ về phân phối cho các mối sỉ khác”.

Từ lâu, cà dừa cỏ là loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã miền núi. Bác Bùi Thị Nhung (thôn Sơn Bình) chia sẻ: “Cà dừa cỏ khá “dễ tính” và cho năng suất cao. So với lúa, cà dừa cỏ có giá trị hơn nhiều, tính sơ sơ, 1 sào cà bằng 7 sào lúa”.

Những năm gần đây, xã Thượng Lộc đã chú trọng khảo sát, quy hoạch những vùng trồng cà tập trung gắn với việc hỗ trợ nông dân giống, kỹ thuật. Tới đây, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, phấn đấu đạt trên 50 ha. Tuy nhiên, để sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với việc nâng cao giá trị sản phẩm và đầu ra, về lâu dài, địa phương cần xây dựng chuỗi sản xuất theo hướng VietGAP và nỗ lực tìm kiếm đơn vị bao tiêu để tránh tình trạng bị tư thương ép giá…

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.