Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất của Saic GM Wuling, ở Liễu Châu, khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh nguồn: Reuters. |
Chỉ số quan trọng nhất tuần là hôm 2/12: Báo cáo việc làm tháng Mười Một của Mỹ. Số liệu được kỳ vọng sẽ cho thấy một thị trường lao động được cải thiện, mở đường cho Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed tăng lãi suất trong tháng này.
Theo một khảo sát của Bloomberg, các chủ lao động đang kỳ vọng tạo thêm 180.000 việc làm, so sánh với con số 161.000 trong tháng Mười, và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giữ ở mức thấp nhất trong 8 nă,, 4,9%. Nếu những dự đoán này xuất hiện trong báo cáo, nó sẽ là kết thúc một tuần tươi sáng của kinh tế toàn cầu, khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị mở ra một chế độ mới cho thị trường tài chính toàn cầu.
Dưới đây là tổng kết của 10 số liệu tích cực đã được công bố cho đến nay:
1. Chỉ số quản trị sức mua (PMI) của Trung Quốc tăng lên 51,7 trong tháng Mười Một, cao hơn thị trường kỳ vọng. PMI là một thước đo chính thức của sản xuất đầu ra ở thị trường lớn nhất châu Á, chạm mức cao nhất từ sau năm 2012, tạo ra bởi kích thích tiền tệ và tài khóa.
2. Sản xuất ở Mỹ mở rộng trong tháng Mười Một với tốc độ nhanh nhất trong 2 năm, nhấn mạnh một triển vọng ‘khỏe mạnh’ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Viện Quản lý Nguồn cung công bố hôm thứ Năm chỉ số PMI tăng lên 53,2 trong tháng Mười Một, tăng hơn 1 điểm so với tháng Mười và dễ dàng vượt qua mốc 50 – mốc đánh dấu một sự mở rộng đang diễn ra.
Một nhân viên trong một nhà máy sản xuất lốp xe mới của hãng Michelin ở Lexington, Nam Carolina. Ảnh nguồn: WSJ. |
3. Chỉ số đo sự nhạy cảm của người tiêu dùng Mỹ đạt gần đến mức cao nhất trong năm nay, có bước nhảy từ mức 41,2 ngày 18/10 lên 45,2 ngày 28/11, một dấu hiệu tích cực cho tiềm năng chi tiêu, theo chỉ số Lạc quan của người tiêu dùng thống kê hàng tuần của Bloomberg.
4. Trong khu vực châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 9,8% trong tháng Mười, từ mức 9,9% một tháng trước đó, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009, thúc đẩy kỳ vọng rằng một thị trường lao động được cải thiện trong khối đồng tiền chung sẽ là động lực cho tiêu dùng trong những tháng tới.
5. Trong khi đó, chỉ số đầu ra trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp ở khu vực Eurozone tăng với tốc độ mạnh nhất trong gần 3 năm vào tháng trước, cho thấy một đồng Euro yếu đi đang kích thích sản xuất và khối lượng xuất khẩu.
Chỉ số đầu ra sản xuất công nghiệp ở khu vực Eurozone. Ảnh nguồn: Bloomberg. |
6. Ở Canada, tăng trưởng quý III gây ngạc nhiên khi tăng vọt 3,5%. Con số tăng trưởng hàng quý ‘đẹp’ nhất trong hai năm được tao ra nhờ chi tiêu hộ gia đình trong khu vực dịch vụ.
7. Ở Hàn Quốc, xuất khẩu tăng trưởng hàng năm 2,7% trong tháng Mười Một, sau khi sụt giảm 3,2% trong tháng Mười. Con số này nhấn mạnh nhu cầu toàn cầu đang tăng trưởng bền vững và lợi ích từ tổng hợp các yếu tố bên ngoài - một đồng Nhân dân tệ yếu, và chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ ở Mỹ.
8. Tại Nhật Bản, lợi nhuận doanh nghiệp đã tăng trở lại hơn 11% so với năm ngoái, cho thấy “một xu hướng rộng khắp trên toàn thế giới (Mỹ, Trung Quốc, và một số nước khác) - những nền kinh tế đã từng trải qua ‘suy thoái thu nhập’ do đồng USD tăng giá và giá dầu/hàng hóa thấp – bắt đầu hồi phục khi không còn suy thoái kinh tế, theo số liệu của Tập đoàn Đầu tư Bespoke.
9. Còn nữa, số liệu sản xuất tuần vừa rồi nổi lên một câu chuyện đáng mừng trên diện rộng. Bespoke đã chỉ ra, chỉ số PMI của Áo, Hà Lan và Nga đều ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trong khi đó, PMI của Tây Ban Nha, Ý, Pháp và Đức dù chậm, cũng đều đang cải thiện.
10. Đó là tin tốt cho Nga, nơi sản xuất đã co lại ở mức tăng trưởng 1% trong 10 tháng đầu năm, theo thống kê quốc gia. Tuy nhiên, sự phục hồi đã đến gần: Trong quý III, chỉ số PMI tăng lên trên 50 lần đầu tiên kể từ năm 2014, đứng ở mức ‘khỏe mạnh’ 53,6, cho thấy triển vọng cải thiện với ngành công nghiệp sản xuất./.