4,1 triệu liều vắc xin sẽ đến Việt Nam trong tháng 3 và 4

Bà Rana Flowers - Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết, dự kiến sẽ có thêm 4,1 triệu liều vắc xin đến Việt Nam trong cuối tháng 3 và tháng 4 tới đây thông qua COVAX Facility (cơ chế COVAX).

Bà Rana Flowers cho hay: “Khi Việt Nam đáp ứng đầy đủ các vấn đề về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ có thể đưa các lô vắc xin đầu tiên để hỗ trợ cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX trong tháng 3 này”.

Mục tiêu của UNICEF là làm mọi cách để đưa vắc xin một cách nhanh chóng và an toàn đến Việt Nam. Chiến dịch này không chỉ để hỗ trợ về mặt y tế cho Việt Nam mà còn góp phần vào việc khôi phục nền kinh tế của Việt Nam, do những ảnh hưởng của đại dịch.

Bà Rana Flowers chia sẻ thêm, bản thân rất tự hào khi chứng kiến những mũi tiêm ngừa Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam. Trong hơn 75 năm qua, UNICEF luôn đóng góp vào việc cải thiện hệ thống y tế, cũng như hỗ trợ chương trình tiêm chủng mở rộng ở các quốc gia.

Trong đại dịch COVID-19 lần này, UNICEF đang hết sức khẩn trương đàm phán với các công ty để đảm bảo 2 tỷ liều vắc xin có thể đến được với 92 quốc gia nghèo và thu nhập thấp thông qua cơ chế COVAX.

Bên cạnh đó, UNICEF cũng đang làm việc với 10 hãng hàng không để có thể vận chuyển miễn phí những lô vắc xin này.

Để có thể đảm bảo những chiến dịch tiêm vắc xin như thế này cần sự nỗ lực của tất cả các cơ quan tổ chức có liên quan cho quá trình vận chuyển, bảo quản và tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin.

Ngoài ra, UNICEF cho biết sẽ cung cấp 1 tỷ ống tiêm và 10 triệu hộp an toàn trong năm 2021 để đảm bảo các quốc gia sẵn sàng triển khai tiêm chủng ngừa COVID-19.

4,1 triệu liều vắc xin sẽ đến Việt Nam trong tháng 3 và 4

Những mũi tiêm vắc xin COVID-19 đầu tiên cho cán bộ, nhân viên y tế tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng 8/3.

Hiện, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã chính thức bắt đầu từ sáng ngày 8/3 tại Hà Nội, Hải Dương và TP. Hồ Chí Minh, ưu tiên lực lượng cán bộ y tế tuyến đầu, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19.

Theo Bộ Y tế, vắc xin phòng COVID-19 sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên này là vắc xin của AstraZeneca, một trong ba vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và được sử dụng tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lượng 117.600 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca được Bộ Y tế phối hợp với Hệ thống tiêm chủng VNVC (đơn vị cung ứng, tiếp nhận lô vắc xin này) khẩn trương vận chuyển từ đơn vị cung ứng đến các địa phương ngay sau khi vắc xin được rà soát hồ sơ và kiểm định tính an toàn.

Vắc xin được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ 2-8 độ C và được giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm, sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Trong ngày 8/3, tổng cộng đã thực hiện tiêm cho 377 người, hoạt động tiêm chủng tại cả các điểm tiêm chủng trong ngày đầu tiên đều diễn ra an toàn. 100% số người được tiêm chưa ghi nhận phản ứng sau tiêm.

Trong hôm nay 9/3, các điểm tiêm chủng nêu trên tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch, đồng thời mở rộng triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại Hà Nội và tỉnh Gia Lai.

Các tỉnh còn lại đang lập kế hoạch để tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian tới.

Theo Dương Hải/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.