1. Đỗ xe song song - lùi hay tiến xe vào dễ hơn?
Hệ thống gương quan sát sẽ giúp việc lùi vào ô đỗ xe dễ dàng hơn là tiến.
Bắt đầu bằng việc đưa xe ngang hàng với xe đỗ phía trước, khoảng cách giữa 2 xe là 60 cm và đuôi 2 xe ngang nhau.
Đánh hết lái sang phải. Vẫn giữ kịch vô-lăng về bên phải và lùi xe đến khi nhìn thấy biển số của xe phía sau qua gương chiếu hậu, lúc này xe đang ở góc 45 độ.
Trả thẳng lái và lùi xe.
Lùi đến khi góc phải đầu xe ngang hàng với đuôi xe trước thì dừng. Trong lúc dừng, xoay vô-lăng kịch trái.
Cuối cùng lùi xe vào chỗ trống.
2. Lùi vào chuồng ghép dọc khoảng cách hai bên bao nhiêu là đủ?
Khoảng cách mỗi bên 50 cm là lý tưởng để ra đỗ xe. Với khoảng cách này, khi mở cửa sẽ không bị chạm vào xe khác, hai bên gương quan sát cũng dễ dàng hơn. Nhiều người giỏi cố gắng lùi được vào chuồng ở khoảng cách hẹp hơn nhưng sau đó mở cửa bị chạm vào xe bên cạnh đồng thời đi ra hoặc lấy đồ ra khó khăn, thậm chí còn bị bẩn quần áo nếu xe không sạch. Nhiều trường hợp "mải" đỗ, xong không thể ra khỏi xe.
Khoảng cách mỗi bên 50 cm là lý tưởng để ra đỗ xe.
3. Hai xe dài bằng nhau, xe trước vừa ra khỏi chỗ đỗ thì xe sau có dễ vào không?
Cùng loại sedan, nhìn thấy một xe đi ra, bạn nghĩ xe mình chắc chắn đỗ vào vừa - chưa chắc. Khó nhất là đưa xe vào giữa hai xe đã đỗ sẵn, cái chắn đầu cái chắn đuôi. Trường hợp ô đỗ không có kẻ vạch mà chỉ ước lượng bằng mắt thì điều này lại càng khó hơn.
Có thể xe đi ra đỗ trước khi có hai xe phía trước và sau nên khoảng cách là khá sát. Nên xác định được khoảng cách, chỗ muốn vào phải lớn hơn chiều dài của xe mình tối thiểu khoảng 1,5 m, nghĩa là khi lọt vào xe mình cách xe trên khoảng 0,75 m và đuôi xe mình cách xe sau cũng khoảng 0,75 m.
Khó nhất là phải chui vào giữa hai xe đã đậu sẵn, cái chắn đầu cái chắn đuôi.
Bạn hãy quan sát nếu xe đi ra khó khăn, tốn nhiều "đỏ" (tiến-lùi) thì việc đỗ vào khó khăn gấp bội. Lượng sức mình nếu thấy chỗ đỗ quá hẹp, nên chủ động kiếm chỗ khác thay vì vất vả tiến lùi một các cực nhọc.
4. Có cảm biến có cần nhìn gương hay quay lại phía sau khi lùi?
Đây là lỗi sai nghiêm trọng, nhiều người "cậy" công nghệ "lười" quan sát khiến xe bị móp, vỡ khôn lường. Thiết bị nào cũng có điểm mù, cảm biến không kêu mà bỗng có tiếng huỵch là có thể vì phía dưới có ụ đá nhô lên hoặc trên cao có chướng ngại vật đâm ngang.
Công nghệ kết hợp với mắt thường để có nhưng cú lùi an toàn. |
Trong mọi trường hợp khi lùi xe bạn nên từ từ vừa nhìn hệ thống gương, vừa quay lại phía sau quan sát vừa lắng nghe tiếng cảm biến cảnh báo để phán đoán.
5. Lùi (tiến) xe lên vỉa hè (ở nơi được phép đỗ) nên làm thế nào?
Bạn nên đánh chéo xe, đưa một bánh sau (hoặc bánh trước) ghếch lên trước mớm chân ga vừa phải rồi mới lựa đưa nốt bánh xe còn lại lên cuối cùng đánh thẳng xe lại tiếp tục lùi (hoặc tiến).
Đưa chéo từng bánh xe lên giúp việc đỗ xe an toàn hơn. |
Trường hợp vuông góc 2 bánh xe với vỉa hè việc lùi vào ô đỗ rất khó khăn và nguy hiểm. Việc tỳ cả hai bánh vào vỉa hè rồi tăng ga sẽ làm cho xe không có đà, khó vượt nhất là vỉa cao đồng thời tiêu tốn nhiên liệu, gây va chạm mạnh dưới gầm xe.
Đặc biệt, nguy hiểm khi người lái thường cố gắng đạp mạnh ga dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát gây tai nạn
Thao tác này áp dụng tương tự với những vị trí đỗ cao hơn mặt đường.