6 giải pháp giải quyết xung đột xã hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong khi việc kiểm soát các vấn đề về xã hội, môi trường không theo kịp sự phát triển là nguyên nhân chính gây nên mâu thuẫn, xung đột xã hội tại một số địa phương ở Hà Tĩnh.

6 giải pháp giải quyết xung đột xã hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở Hà Tĩnh

Mâu thuẫn, xung đột xã hội trong lĩnh vực tài nguyên môi trường thường có liên quan tới vấn đề đất đai.

Lãnh đạo Sở TN&MT Hà Tĩnh cho hay, xung đột xã hội có nguồn gốc xuất phát ở một số lĩnh vực thuộc ngành tài nguyên môi trường diễn biến khá rõ, có chiều hướng ngày càng phức tạp, thể hiện ở khiếu kiện đông người khi bị thu hồi đất đai hoặc bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, xung đột giữa người quản lý và đối tượng bị quản lý trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước hoặc vấn đề sử dụng đất đai.

Số liệu tổng hợp của Sở TN&MT cho thấy, từ năm 2011 – 2019, các cơ quan nhà nước toàn tỉnh tiếp 22.896 lượt công dân với 11.718 vụ việc, 40 đoàn đông người. Tính riêng trong lĩnh vực đất đai bồi thường giải phóng mặt bằng đã tiếp 20.601 lượt công dân, chiếm tỷ lệ 89,97%.

Cũng từ năm 2011 tới nay, đơn thư toàn tỉnh tiếp nhận ở lĩnh vực tài nguyên môi trường là 21.412 trường hợp thì có 9.204 đơn thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính đủ điều kiện thụ lý. Trong đó 4.728 đơn khiếu nại tố cáo đơn; 4.476 đơn kiến nghị đề xuất và 4.953 đơn thư liên quan tới đất đai. Tới nay, cơ bản các đơn thư đã được tập trung giải quyết đúng quy định.

Từ năm 2010 tới tháng 11/2019, Sở TN&MT chủ trì tham mưu tổ chức thanh tra, kiểm tra 319 tổ chức với 388 thửa đất. Qua thanh tra đã phát hiện 259 tổ chức có vi phạm trong công tác quản lý đất đai và kiến nghị thu hồi đất của 80 tổ chức, 110 khu đất, diện tích 336,5985 ha; xử phạt vi phạm hành chính 35 trường hợp, số tiền 308 triệu đồng; xử lý kỹ luật 22 tập thể và 62 cá nhân; thu hồi số tiền 17.569,8 triệu đồng.

6 giải pháp giải quyết xung đột xã hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở Hà Tĩnh

Ngành TM&MT Hà Tĩnh đã tập tung cao cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn

Ở công tác bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính đối với 17/27 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 106,75 triệu đồng và tham mưu UBND tỉnh xử phạt Công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt 435 triệu đồng, Công ty CP chăn nuôi bò Bình Hà 140 triệu đồng. Cấp huyện đã ra quyết định xử phạt 25 cơ sở với tổng số tiền 235,5 triệu đồng; đình chỉ hoạt động chăn nuôi lứa lợn tiếp theo đối với 25 cơ sở để hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải.

6 giải pháp giải quyết xung đột xã hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn làm việc với Sở TN&MT về tiêu chí môi trường trong xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

“Cần thiết phải có các nghiên cứu, tìm hiểu những biểu hiện, nguyên nhân, nhận diện một cách đầy đủ đối với vấn đề “mâu thuẫn, xung đột xã hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh”, để từ đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giải quyết hậu quả một cách hiệu quả nhằm đẩy lùi các xung đột ở lĩnh vực này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương”, Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh Hồ Huy Thành khẳng định.

Việc kết nối các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành sẽ tạo sức mạnh tổng hợp, tạo sự hài hòa để khai thông các điểm nghẽn, giảm thiểu các mâu thuẫn, xung đột, tạo đà phát triển, tập trung nguồn lực để tạo nên bước đột phá nhằm xây dựng ngành đảm bảo chính quy, hiện đại, thực sự là cơ quan tham mưu tin cậy cho hệ thống chính trị, góp phần phát triển bền vững cho Hà Tĩnh thời gian tới.

Theo đó, Sở TN&MT Hà Tĩnh đưa ra 6 giải pháp để góp phần giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội trong ngành TN&MT. Đó là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với ngành TN&MT; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và chế độ công vụ, công chức; tập trung xử lý những tồn tại, vướng mắc đối với các lĩnh vực quản lý của ngành; tham mưu hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với các lĩnh vực theo dõi, quản lý; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và xây dựng, tăng cường các mối quan hệ công tác.

6 giải pháp giải quyết xung đột xã hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở Hà Tĩnh

Cơ quan chức năng lấy mẫu nước tại đập dâng Vũ Quang

Đồng thời, ông Hồ Huy Thành cũng kiến nghị Bộ TN&MT xem xét kỹ hơn các kiến nghị, đề xuất của các địa phương về giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc ngành để làm cơ sở ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản pháp luật, các hướng dẫn thi hành pháp luật liên quan nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại các địa phương trong đó có Hà Tĩnh.

Đống thời, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh Hà Tĩnh cần tăng cường chỉ đạo, giám sát các sở, ngành, địa phương trong việc đẩy mạnh, tập tung cao cho công tác cải cách hành chính, quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn; bố trí đủ kinh phí, nguồn lực cho hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn nhằm hạn chế tối đa các xung đột xã hội có liên quan.

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Thị xã Hồng Lĩnh tạo đột phá, vươn tầm cao mới

Hai năm liền đứng đầu về chỉ số DDCI, thu hút đầu tư đạt được nhiều kết quả quan trọng cho thấy TX Hồng Lĩnh đang vững bước trên hành trình trở thành đô thị hạt nhân phía Bắc Hà Tĩnh.
Tăng tốc thi công cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Chỉ còn hơn 6 tháng trước mốc thời gian hoàn thành tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh nên thời gian này, các chủ đầu tư tăng cường chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.