7 năm cõng bạn vào lớp

(Baohatinh.vn) - Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.

ag7a3287-3919.jpg
Tình bạn của 3 nam sinh khiến nhiều người xúc động và ngưỡng mộ.

Hình ảnh Lê Đức Công (lớp 10A1) và Diệp Quang Nhật Hào (lớp 10A9) chờ trước cổng trường để cõng Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6) - Trường THPT Kỳ Anh vào lớp vào mỗi buổi sáng đã trở nên quen thuộc đối với học sinh và giáo viên ở trường.

Dù trời nắng hay mưa, cả ba em chưa một lần đi học muộn hay nghỉ không lý do. Câu chuyện về tình bạn vượt lên mọi khó khăn, thách thức của Hưng và Công, Hào - khiến nhiều người xúc động và ngưỡng mộ.

ag7a3369-4647.jpg
khong-co-tieu-de-1258.jpg
ag7a3370-6481.jpg
Cùng với sự hỗ trợ của Công và Hào, Hưng đã được tiếp thêm động lực trên hành trình nuôi giấc mơ học tập.

Lê Xuân Thịnh Hưng sinh ra trong gia đình nghèo (ở thôn Trung Đức, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh). Ngay từ khi lọt lòng, Hưng đã không may mắn như bao đứa trẻ khác khi đôi bàn chân tật nguyền không thể đi lại được. Chân phải của Hưng co quắp, phù nề, chân trái bị teo nhỏ. Hưng được xác định bị liệt nửa người với mức độ khuyết tật nặng. Từ lúc sinh ra tới nay, Hưng đã phải trải qua 6 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ để điều trị chân phải thường xuyên bị biến chứng phù nề, nhưng tình trạng vẫn không mấy khả quan.

Dù vậy, lớn lên thấy các bạn được cắp sách tới trường, Hưng cũng ước ao được đến lớp, được học chữ. Tình bạn của Công và Hưng cũng bắt đầu từ năm lớp 3. Năm đó, Công và Hưng được bố trí ngồi cùng bàn trong lớp học. Biết hoàn cảnh của bạn, Công khi đó mới chỉ 8 tuổi, đã nói với bố mẹ rằng: "Con sẽ cõng bạn Hưng vào lớp".

Tưởng chỉ là câu nói bộc phát của trẻ con, thế nhưng 7 năm qua, Công đã trở thành "đôi chân" của Hưng, cùng đến lớp, cùng chơi, cùng học và giúp nhau tiến bộ, nhờ vậy, thành tích học tập của cả 2 đều rất tốt. Công là học sinh giỏi toàn diện 4 năm liền ở bậc THCS, Hưng cũng được xếp học lực khá.

ag7a3273-9533.jpg
ag7a3357-3806.jpg
Lê Đức Công đã cõng bạn vào lớp suốt 7 năm qua.

Nói về người bạn đã gắn bó với mình suốt 7 năm qua, Công cho biết: “Thấy Hưng dù bị tật nguyền nhưng vẫn khát khao học tập nên em rất khâm phục. Em, Hưng và Hào hứa sẽ cùng nhau cố gắng trên hành trình chinh phục ước mơ”.

Bên cạnh sự quan tâm, giúp đỡ của Công, 2 năm nay hành trình đến lớp của Hưng còn có thêm sự đồng hành, giúp đỡ của Nhật Hào, người bạn mới chuyển từ miền Nam về quê sinh sống vào năm lớp 9. Học chung lớp, chứng kiến và cảm phục tình bạn đẹp, nghị lực của đôi bạn, Hào đã tự nguyện cùng Công thay phiên nhau cõng Hưng vào lớp mỗi ngày. Hơn 2 năm qua, cùng với Công, Hào cũng trở thành "đôi chân" của Hưng. Vì thế, dù nhà cách trường hơn 7km nhưng mỗi ngày, Hào đều cố gắng đến trường sớm hơn các bạn để cùng với Công cõng Hưng vào lớp.

ag7a3347-5037.jpg
Nhật Hào cũng đã trở thành "đôi chân" của Hưng trong suốt hơn 2 năm qua.

“Năm lớp 9, cả 3 đứa còn học cùng lớp, nhưng lên cấp 3 do học theo khối nên chia thành các lớp khác nhau. Dù vậy, em và Công đã bàn nhau phân chia thời gian hợp lý để cõng Hưng vào lớp và hỗ trợ bạn trong các sinh hoạt khác khi ở trường”, Hào cho biết.

Ngoài việc giúp bạn trong việc di chuyển đến lớp, về nhà và các hoạt động ngoại khóa ở trường, Công và Hào còn giúp Hưng ôn bài vào giữa giờ, quan tâm, động viên, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp bạn vượt qua mặc cảm để hòa nhập cùng tập thể, vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.

ag7a3302-5129.jpg
ag7a3234-6421.jpg
Công và Hào luôn đồng hành cùng Hưng trong mọi hoạt động ở trường.

“Nhiều lúc nhìn thấy các bạn chạy tung tăng nô đùa trên sân trường, em cũng ước ao và cũng buồn lắm. Thế nhưng, sự quan tâm của thầy, cô giáo, các bạn học khác, đặc biệt là 2 bạn Công và Hào luôn ở bên động viên giúp em quên đi nỗi đau tật nguyền để tiếp tục cố gắng hơn nữa trong học tập”, Hưng tâm sự.

Hưng cũng cho biết, ước mơ sau này của em là thi đậu vào Trường Đại học Công nghệ thông tin để theo chuyên ngành mình yêu thích và để không phụ lòng bố mẹ cũng như bạn bè, thầy, cô kỳ vọng về mình.

Chị Lê Thị Hường (mẹ của Hưng) xúc động nói: "Hưng cơ thể vốn yếu ớt, bố mẹ còn nặng gánh "cơm áo, gạo tiền" nên chưa thể chu toàn mọi việc cho con. Mỗi sáng tôi chở con tới trường là phải lật đật tới chỗ làm. May mắn Hưng có 2 bạn Công và Hào hỗ trợ nên vợ chồng tôi rất yên tâm. Các cháu không chỉ hỗ trợ Hưng vào lớp mà còn đồng hành trong nhiều hoạt động khác nên con đã bớt mặc cảm, hòa đồng với bạn bè."

Nói về tình bạn của 3 nam sinh, thầy giáo Trần Hữu Linh - Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh cho biết: “Công, Hưng và Hào là những học sinh ngoan, là tấm gương sáng về tình bạn đẹp, sự tương thân tương ái và nghị lực vượt lên số phận. Để động viên các em, trong dịp lễ khai giảng, trường đã có phần quà cho Hưng. Và chúng tôi dự định cũng sẽ có thêm sự động viên khuyến khích đối với Công và Hào - những người đã “tiếp lửa”, đồng hành với Hưng mỗi ngày đến lớp".

Video: Công và Hào cõng Hưng tới lớp.

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Đọc thêm

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

"Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"...

Không ít lần trắng tay sau những cuộc tiên phong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhưng bằng ý chí, quyết tâm của người lính cụ Hồ, ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.