Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.

70d0175740t26626l0-1816.jpeg
Núi Hồng, sông La là biểu tượng của đất và người Hà Tĩnh. Ảnh: Đậu Hà

Thời gian qua, rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo, sinh viên, học sinh có nhu cầu tìm hiểu các thông tin về địa chí Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc tìm hiểu đó khá khó khăn do hiện nay, chưa có cuốn sách nào tổng quan về địa chí Hà Tĩnh.

Địa chí, theo định nghĩa phổ quát nhất là công trình (cuốn sách) ghi chép, biên soạn, giới thiệu về địa lý, lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, nhân vật, sản vật, kinh tế... của một địa phương như: làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố...

Như vậy, sách về địa chí Hà Tĩnh nếu được xuất bản sẽ là cuốn sách ghi chép lại các thông tin về địa lý như điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu; lịch sử hình thành, phát triển qua các thời đại; bản sắc văn hóa, con người; các ngành nghề truyền thống; các di sản văn hóa, sản vật; các danh nhân, dòng họ, phong tục truyền thống... của vùng đất, con người Hà Tĩnh.

a5.jpg
Một số di sản của Hà Tĩnh đã được UNESCO vinh danh (từ trên xuống từ trái qua): Mộc bản Trường học Phúc Giang; Hoàng Hoa sứ trình đồ; ca trù Cổ Đạm; dân ca ví, giặm.

Những dữ liệu đó đã được hình thành, phát triển từ xa xưa cho đến ngày nay; là sự tổng hợp đúc kết những bài học kinh nghiệm lịch sử, những thành tựu chủ yếu của mỗi ngành, những đặc thù và truyền thống của Nhân dân Hà Tĩnh.

Địa chí không chỉ góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá cho người dân Hà Tĩnh mà còn giúp lan tỏa văn hóa, con người quê hương núi Hồng, sông La đến bạn bè muôn phương. Đồng thời, phục vụ các mục đích nghiên cứu các công trình khoa học, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hóa; tạo cơ hội để Hà Tĩnh hội nhập với bạn bè trong nước và quốc tế.

a6.jpg
Công trình địa chí của một số tỉnh, thành trong cả nước.

Đây là một công trình văn hoá, khoa học mang tính chất bách khoa thư về tỉnh Hà Tĩnh, đòi hỏi phải tập hợp trí tuệ không chỉ của các nhà khoa học thuộc các ngành trong tỉnh, trong cả nước, mà còn tập hợp trí tuệ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Bởi vậy, so với những công trình khác, sách về địa chí Hà Tĩnh có ý nghĩa chính trị và lịch sử đặc biệt quan trọng.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Biện Minh Điền (Trường Đại học Vinh, Nghệ An) cho biết: "Là người đã từng được mời đóng góp vào xây dựng một số công trình địa chí của các tỉnh, thành, tôi nhận thấy việc biên soạn công trình địa chí hết sức cần thiết. Nhất là đối với Hà Tĩnh, một vùng đất có bề dày về lịch sử kiến tạo địa lý, giàu bản sắc về truyền thống văn hóa, con người, có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể... Trong giai đoạn từ sau 1945 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhiều dấu ấn vào tiến trình lịch sử dân tộc; gần đây có nhiều sự phát triển vượt bậc về các lĩnh vực kinh tế - xã hội... Những điều đó, đòi hỏi cần phải biên soạn cuốn sách về địa chí Hà Tĩnh.

a3.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Biện Minh Điền (Trường Đại học Vinh) quê ở huyện Cẩm Xuyên, là người có nhiều tâm huyết biên soạn các công trình nghiên cứu về văn hóa, con người Hà Tĩnh.

Được biết, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã xuất bản địa chí, trong đó, tại nhiều địa phương như: Nghệ An, Quảng Trị, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế... công trình này được biên soạn công phu và đã xuất bản nhiều tập.

Tiêu biểu như cuốn Nghệ An toàn chí hiện đã xuất bản hàng chục tập địa chí về nhiều lĩnh vực. Ở Hà Tĩnh, hiện cũng đã có 11/13 huyện, thị xã, thành phố biên soạn công trình địa chí hoặc tương tự. Tiêu biểu như: Hương Sơn, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà... các cuốn địa chí hàng nghìn trang, ghi lại những thông tin toàn diện về địa lý, lịch sử, truyền thống văn hóa, kinh tế - xã hội... của mỗi vùng đất, quê hương.

a1.jpg
Hiện nay, có 11/13 huyện, thành phố, thị xã của Hà Tĩnh đã xuất bản địa chí của địa phương.

Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh) cho biết: "Thuận lợi hiện nay đối với việc thực hiện công trình về địa chí Hà Tĩnh là sự quyết tâm cao của tỉnh, thể hiện qua Kế hoạch số 320/KH-UBND, ngày 10/7/2024 thực hiện Nghị quyết số 18 -NQ/TU, ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới. Trong đó, ở mục 5, phần phụ lục 7: Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch nêu rõ hạng mục: Biên soạn và xuất bản các bộ sách: Địa chí Hà Tĩnh, Biên niên sự kiện lịch sử Hà Tĩnh, Từ điển Hà Tĩnh (tái bản có bổ sung); thời gian thực hiện là từ năm 2026 đến năm 2030.

Bên cạnh đó, hiện có 11/13 huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh đã có công trình địa chí, nhiều nhà nghiên cứu như: Thái Kim Đỉnh, Võ Hồng Huy... cũng đã để lại nhiều công trình giá trị về lịch sử, văn hóa con người Hà Tĩnh, đó là nguồn tư liệu quý phục vụ cho công trình Địa chí Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc biên soạn Địa chí Hà Tĩnh đòi hỏi phải huy động một đội ngũ các nhà nghiên cứu, chuyên gia có trình độ và am hiểu về Hà Tĩnh trên tất cả mọi lĩnh vực; công trình có quy mô sâu và rộng đòi hỏi phải thực hiện trong một thời gian dài, vì vậy cần được triển khai sớm".

Hà Tĩnh là vùng "địa linh, nhân kiệt", có truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng đặc sắc, trong giai đoạn hiện nay, đang nỗ lực bứt phá để phát triển trên mọi lĩnh vực. Do vậy, việc xuất bản công trình Địa chí Hà Tĩnh sẽ giúp mỗi người dân hiểu rõ hơn về quê hương núi Hồng, sông La, từ đó có thêm động lực kiến thiết mới. Đồng thời, cuốn sách về địa chí Hà Tĩnh cũng sẽ giúp quảng bá, lan tỏa những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh đến bạn bè muôn phương, thúc đẩy sự hội nhập giữa Hà Tĩnh với các tỉnh, thành trong nước cũng như quốc tế.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.