9 học sinh mầm non ở Đức Thọ ngộ độc thức ăn tại trường

(Baohatinh.vn) - Tại Trường Mầm non xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh), 9 cháu bé lớp mầm non 3 tuổi và 4 tuổi có hiện tượng đau bụng, nôn và đi ngoài sau khi ăn bữa chiều ngày 11/11.

9 học sinh mầm non ở Đức Thọ ngộ độc thức ăn tại trường

Một trong số 9 cháu hiện vẫn còn nôn và đau bụng.

Cô Trần Thị Hồng Oanh - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Trường Sơn cho biết: Sau khi các cháu ăn cháo bồ câu bữa chiều được khoảng 30 phút thì 9 cháu bé (6 cháu lớp 3 tuổi, 3 cháu lớp 4 tuổi) có dấu hiệu đau bụng, nôn và đi ngoài.

Ngay sau đó, nhà trường đã báo cho phụ huynh đến và đưa các cháu nhập Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ để điều trị.

9 học sinh mầm non ở Đức Thọ ngộ độc thức ăn tại trường

Một số cháu đang được truyền nước giải độc và theo dõi tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực đơn ăn bữa trưa ngày 11/11 của các cháu tại Trường Mầm non xã Trường Sơn gồm: cơm trắng, trứng gà, canh hẹ nấu với thịt lợn nạc; bữa chiều: cháo bồ câu, thực phẩm và rau xanh đều được nhà trường mua tại địa phương.

9 học sinh mầm non ở Đức Thọ ngộ độc thức ăn tại trường

Lớp 3 tuổi nơi có 6 cháu bị đau bụng, nôn và đi ngoài sau khi ăn cháo bồ câu bữa chiều 11/11.

Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Thọ cho biết: Sau khi nắm được thông tin, đơn vị đã cử người đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ngộ độc. Bước đầu cho thấy, các cháu nhập viện điều trị đều có lượng bạch cầu trong máu tăng hơn chỉ số bình thường.

Đồng thời, đơn vị cũng cử cán bộ xuống Trường Mầm non xã Trường Sơn để lấy mẫu thực phẩm gửi vào Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh xét nghiệm và tìm nguyên nhân gây ngộ độc. Theo nhận định ban đầu của ngành chuyên môn thì tình trạng ngộ độc ở các cháu Trường Mầm non xã Trường Sơn có liên quan đến môi trường và thực phẩm, rau xanh sau lũ.

9 học sinh mầm non ở Đức Thọ ngộ độc thức ăn tại trường

Bồ câu được Trường Mầm non xã Trường Sơn dùng để nấu cháo cho các cháu ăn bữa chiều ngày 11/11, sau khi ăn cháo khoảng 30 phút thì 9 cháu có dấu hiệu đau bụng đi ngoài và nôn mửa.

Hiện, cả 9 cháu đang được theo dõi và điều trị; trong đó, có 4 cháu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, 5 cháu điều trị tại phòng khám tư ở xã Liên Minh.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?