Bác sỹ Hà Tĩnh báo động tình trạng gia tăng đột quỵ ở người trẻ

(Baohatinh.vn) - Gần 2 tháng đầu năm 2021, Khoa Cấp cứu - Chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) đã tiếp nhận khá nhiều ca bệnh nhân đột quỵ. Đáng nói, đột quỵ không chỉ xảy ra với người cao tuổi mà đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ.

Bác sỹ Hà Tĩnh báo động tình trạng gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh ngày càng tiếp nhận nhiều bệnh nhân đột quỵ là người trẻ tuổi.

Ngày 1/1/2021, Khoa Cấp cứu - Chống độc tiếp nhận bệnh nhân nam N.D.T (36 tuổi) ở huyện Lộc Hà trong tình trạng liệt nửa người khi đang ngồi làm việc. Tiếp đó, ngày 18/1/2021, khoa tiếp tục cấp cứu cho bệnh nhân nữ T.T.A (35 tuổi) ở huyện Cẩm Xuyên bị nhồi máu não cấp. May mắn, các bệnh nhân được đưa đến bệnh viện kịp thời và được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết. Đến nay, người bệnh đã đi lại được, tuy nhiên đang được kiểm soát chặt chẽ dự phòng tái phát.

Không được may mắn như bệnh nhân T. và A., bệnh nhân H.Đ.K (40 tuổi) ở TX Kỳ Anh nhập viện ngày 9/2/2021 trong tình trạng hôn mê và được chẩn đoán xuất huyết cầu não. Mặc dù đã được các y, bác sỹ tích cực cứu chữa bằng đặt ống thở máy, đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo… nhưng bệnh nhân vẫn không tiến triển, bị ngừng tuần hoàn.

Cũng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các y, bác sỹ đã ghi nhận những ca bệnh đột quỵ trẻ ở độ tuổi 17, 18. Điển hình là trường hợp một học sinh trường THPT trên địa bàn đang chơi thể thao thì đột ngột liệt nửa người, được đưa vào viện cấp cứu. Mặc dù giữ được tính mạng nhưng bệnh nhân vẫn đang phải chịu các di chứng về vận động.

Năm 2020, Khoa Cấp cứu - Chống độc tiếp nhận gần 1.100 bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ, đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi. Trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng những năm gần đây lại xảy ra ở những người trẻ tuổi (dưới 41 tuổi) với cấp độ đáng báo động. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”.

Bác sỹ Hà Tĩnh báo động tình trạng gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Thạc sỹ, bác sỹ chính Nguyễn Xuân Thái - Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc.

Thạc sỹ, bác sỹ chính Nguyễn Xuân Thái - Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc cho biết: “Đột quỵ có 2 thể gồm đột quỵ tim và đột quỵ não. Có 3 mốc giờ vàng để điều trị cho bệnh nhân đột quỵ là dưới 3 giờ, dưới 4,5 giờ và dưới 6 giờ. Nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ tuổi bị đột quỵ bao gồm: bệnh lý dị dạng mạch máu não, hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh béo phì và lười vận động, đái tháo đường và tăng huyết áp, uống rượu bia…

Cũng theo bác sỹ Thái, người trẻ thường có tâm lý chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra với mình. Khi có dấu hiệu đột quỵ, nếu đến viện muộn, họ đã làm mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại di chứng đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bác sỹ Hà Tĩnh báo động tình trạng gia tăng đột quỵ ở người trẻ

Bác sỹ Khoa Cấp cứu - Chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại khoa.

Tại Hà Tĩnh, để điều trị đột quỵ, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh dùng thuốc tiêu sợi huyết, điều trị nội khoa và điều trị phục hồi chức năng. Với một số trường hợp có khả năng phục hồi tốt thì được tiến hành điều trị bắc cầu, nhờ tỉnh bạn hỗ trợ. Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã chuyển giao kỹ thuật này cho 3 bệnh viện tuyến huyện thực hiện gồm: Hương Sơn, Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh.

Được biết, trong tháng 3/2021, bệnh viện cử 1 bác sỹ đi học kỹ thuật lấy huyết khối dụng cụ tại Bệnh viện Nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh. Dự kiến tháng 10/2021, kỹ thuât này sẽ được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đây là cơ hội lớn giúp người bệnh đột quỵ được cứu chữa kịp thời hơn trong các khung giờ vàng.

Mỗi người, đặc biệt là những người trẻ nên chú ý điều chỉnh hành vi, lối sống lành mạnh như: không hút thuốc lá, không uống rượu, bia; tăng cường vận động thể dục - thể thao; giữ cân bằng trong cuộc sống và công việc nhằm tránh căng thẳng tâm lý; thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu mỗi năm 1 lần…

Khi có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, nôn, vận động yếu hoặc liệt, yếu chân tay, méo miệng, mất thăng bằng... thì cần đến ngay các cơ sở y tế thăm khám kịp thời

Bác sỹ Nguyễn Xuân Thái - Trưởng khoa Cấp cứu - Chống độc

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Cẩn trọng khi lạm dụng siro ăn ngon cho trẻ

Cẩn trọng khi lạm dụng siro ăn ngon cho trẻ

Mong con ăn khỏe, chóng lớn, không ít phụ huynh đang tự ý cho trẻ sử dụng siro ăn ngon như một “giải pháp” nhanh chóng, bất chấp những cảnh báo từ chuyên gia về tác dụng phụ và nguy cơ lệ thuộc.
Sống khỏe cùng BHT: Cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết

Sống khỏe cùng BHT: Cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết

Hà Tĩnh đã xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên. Vậy việc chủ động phòng tránh, điều trị bệnh ra sao? Ths-BS Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh sẽ tư vấn trong chương trình "Sống khoẻ cùng BHT".
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.