Báo động ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

(Baohatinh.vn) - Đến cuối năm 2017, Hà Tĩnh có 122 xã/230 xã đạt tiêu chí NTM về môi trường và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, môi trường khu vực nông thôn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết.

bao dong o nhiem moi truong khu vuc nong thon

Đến cuối năm 2017, Hà Tĩnh có 122 xã/230 xã đạt tiêu chí NTM về môi trường và an toàn thực phẩm. (Trong ảnh: Nông thôn đổi mới ở thôn Yên Mỹ, xã Cẩm Mỹ - Cẩm Xuyên). Ảnh Thanh Hoài

Việc thâm canh tăng vụ đã gây khó khăn cho công tác phòng trừ sâu bệnh và làm gia tăng sự suy giảm độ màu mỡ của đất; sự lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đang làm ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng, làm mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng năm, ngành sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh sử dụng khoảng 480 tấn thuốc bảo vệ thực vật, để lại khoảng 71,3 tấn bao bì và khoảng 1,3 tấn thuốc bảo vệ thực vật sót lại, đây là loại rác thải nguy hại, nhưng hầu hết không được xử lý.

Hiện toàn tỉnh có khoảng 122.821 hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò nằm trong các khu dân cư, phần lớn chưa có hệ thống xử lý chất thải đúng quy định. Tổng đàn lợn đến cuối năm 2017 trên 422.000 con; đàn trâu, bò trên 298.000 con và trên 8,4 triệu con gia cầm (1) sẽ thải ra trên 1 triệu tấn chất thải/năm nhưng chỉ có khoảng 60% được xử lý.

Mặt khác, do không có quy hoạch ban đầu, nhiều cơ sở chế biến thực phẩm còn nằm trong khu dân cư và hiệu quả hoạt động thấp. Hiện có hơn 30 cơ sở giết mổ tập trung nhưng chỉ có khoảng 65% gia súc, gia cầm được đưa vào giết mổ (2). Tình trạng giết mổ không theo quy định đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường.

bao dong o nhiem moi truong khu vuc nong thon

Nhiều trại chăn nuôi lợn, trâu, bò nằm trong các khu dân cư, chưa có hệ thống xử lý chất thải đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh tư liệu

Ở vùng bãi ngang, việc nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản đang phát sinh những yếu tố gây ô nhiễm môi trường như: Việc xả nước các hồ nuôi trồng chưa qua xử lý; tình trạng nhiễm dịch bệnh trong nuôi trồng; việc sử dụng các dụng cụ, vật liệu đánh bắt có tính hủy diệt dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi, làm giảm tính đa dạng sinh học và phá hủy môi trường sống của các loài thủy sinh; việc kinh doanh, chế biến thủy sản chưa được kiểm soát chặt chẽ cũng đang gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ.

Trong lâm nghiệp, việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng còn nhiều hạn chế: Tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép chưa được khắc phục triệt để; công tác giao đất, giao rừng còn bất cập, việc trồng cây phân tán ở nhiều xã chưa tốt. Nạn săn bắn, buôn bán động vật hoang dã đang là mối đe dọa đối với một số loài động vật; sự thiếu ý thức khi tiếp xúc với rừng đã gây ra nhiều vụ cháy. Từ năm 2014 - 2016, Hà Tĩnh có 34 vụ cháy làm thiệt hại 65 ha rừng.

Sự ô nhiễm môi trường còn bộc lộ rõ trong hoạt động của các làng nghề và việc xử lý chất thải ở nông thôn. Theo thống kê, bình quân mỗi ngày, lượng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình nông thôn khoảng 363 tấn/ngày và lượng nước thải khoảng 83.000m3/ngày, đêm, nhưng phần lớn chưa được xử lý đúng quy định.

bao dong o nhiem moi truong khu vuc nong thon

Nhiều vùng nông thôn ở Hà Tĩnh vẫn chưa được dùng nước sạch. Ảnh: Chính Thu

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn và những hạn chế của việc thực hiện tiêu chí môi trường, an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM có nhiều nguyên nhân như: Sự yếu kém trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng và quản lý của các cấp chính quyền; nhận thức của người dân về BVMT, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm hạn chế; cơ sở vật chất yếu kém; sự tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu …

Từ thực trạng nói trên, trong những năm tới, để nâng cao hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường, an toàn thực phẩm, góp phần phát triển bền vững, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT. Việc làm thay đổi nhận thức của người dân về BVMT là yếu tố hàng đầu để phát huy nội lực. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phải đưa công tác tuyên truyền vào kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thường xuyên; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về BVMT trong trường học, gia đình, dòng họ, thôn xóm và mọi cơ quan, tổ chức. Phải tạo dư luận xã hội lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường; xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về môi trường, đưa vào hương ước để thi đua thực hiện; phải xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản về BVMT.

bao dong o nhiem moi truong khu vuc nong thon

Xã viên HTX môi trường Thạch Tân (Thạch Hà) thu gom, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Ảnh tư liệu.

Thứ hai, cấp ủy, chính quyền xã phải lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt các nội dung về BVMT trong quy hoạch xây dựng NTM.

Trước hết, phải công khai để nhân dân biết các nội dung về môi trường trong quy hoạch. Theo định kỳ phải rà soát để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với thực tế và các quy định mới của Nhà nước.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động BVMT, trên cơ sở quy hoạch cần khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy nước, nhà máy xử lý rác, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở chế biến thủy sản, tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao…; tích cực vận động nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công tác BVMT như: Mương thoát nước thải, nghĩa trang, trạm thu gom rác tạm thời tại các thôn; hệ thống xử lý chất thải các làng nghề, cơ sở chăn nuôi,… với phương châm đảm bảo vệ sinh môi trường từ gia đình ra ngoài xã hội. Khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào SXKD và xử lý chất thải;

Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước về BVMT, trước hết phải thực hiện nghiêm các quy định về BVMT trong SXKD, trong các khu dân cư, trường học, bệnh viện… Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm minh các sai phạm theo quy định của pháp luật.

(1, 2) Nguồn: Sở NN&PTNT

Hiệu trưởng Trường Chính trị Trần Phú

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.