Bể cạn nước mưa, người dân Đức Thọ cải tạo 30 giếng làng "chống khát"

(Baohatinh.vn) - Trong thời gian ngắn, xã Đức Thanh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã tôn tạo khoảng 30 giếng làng để có thêm nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt khi bể chứa nước mưa cạn trơ đáy.

Bể cạn nước mưa, người dân Đức Thọ cải tạo 30 giếng làng “chống khát”

Để nâng cao chất lượng nguồn nước, người dân còn xây cả “bể con” trước khi dẫn nước về nhà

Ở Đức Thanh hiện chưa có nước máy, nước giếng khoan bị nhiễm phèn, hôi tanh không thể sử dụng; lâu nay thứ nước duy nhất dùng để phục vụ sinh hoạt, ăn uống là nước mưa.

Thời gian qua, do nắng nóng kéo dài nên nguồn nước mưa tích trữ trong từng hộ gia đình cũng hết nên người dân nơi đây buộc phải quay lại với nguồn nước “truyền thống” – nước từ các giếng khơi trên những cánh đồng.

Đã từ lâu, nước từ các giếng khơi người dân chỉ sử dụng vào mục đích tưới cho cây trồng là chính chứ không dùng để ăn uống vì ô nhiễm. Vì vậy, để lấy nước từ các giếng này để ăn uống thì người dân buộc phải cải tạo lại.

Bể cạn nước mưa, người dân Đức Thọ cải tạo 30 giếng làng “chống khát”

Một giếng nước đang được người dân cải tạo để lấy nước sinh hoạt

“Cách cải tạo duy nhất là đào lại rồi khơi hết lớp bùn đổ đi. Tiếp đó là đổ lớp cát xuống đáy giếng để lọc nước và xây tường bao xung quanh để ngăn chặn trâu bò lội xuống”, ông Đoàn Văn Thân - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã giải thích cách cải tạo giếng.

Với phương châm “chính quyền bỏ vật liệu, người dân bỏ công”, giếng ở thôn nào thôn đó tự “quy hoạch” làm lấy nên chỉ một thời gian ngắn, người dân ở xã này đã tôn tạo gần hết các giếng làng với gần 30 giếng.

Bể cạn nước mưa, người dân Đức Thọ cải tạo 30 giếng làng “chống khát”

Trong thời gian ngắn, người dân đã tôn tạo gần 30 giếng làng

Thôn có điều kiện thì giếng được cải tạo rất bài bản, thôn khó khăn hơn thì các giếng cũng được nạo vét sạch lớp bùn rồi xây tường bao quanh.

Trung bình mỗi thôn cải tạo được 2 giếng, riêng một số thôn như: Thanh Trung, Đại Lợi, Đại Liên, mỗi thôn cải tạo được 4 - 5 giếng. Đặc biệt, ở thôn Thanh Trung, ngoài việc giếng nước được cải tạo rất bài bản, đáy được đổ lớp cát dày, xây tường từ đáy lên thành thì trong lòng giếng người dân còn xây thêm 2 bể lọc để đảm bảo nguồn nước trước khi đem về sử dụng.

Bể cạn nước mưa, người dân Đức Thọ cải tạo 30 giếng làng “chống khát”

Ngoài các bước xử lý thì tất cả các giếng đều có tường bao quanh để ngăn chặn gia súc lội xuống

Ông Trần Hải - Chủ tịch UBND xã Đức Thanh cho biết: "Hiện tại người dân đã tôn tạo được gần 30 giếng làng để phục vụ nguồn nước sinh hoạt trong mùa nắng nóng. Để đảm bảo không thiếu nước sinh hoạt cho người dân, thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ đồng hành cùng người dân cải tạo tiếp những giếng còn lại".

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.