Bộ Y tế yêu cầu tăng cường sử dụng Telehealth trong điều trị COVID-19

Bộ Y tế cho biết trong quá trình đi kiểm tra công tác điều trị COVID-19 tại một số địa phương, cho thấy một số bệnh viện chưa tích cực triển khai áp dụng Telehealth trong điều trị COVID-19.

Một số bệnh viện chưa tích cực triển khai áp dụng Telehealth trong điều trị COVID-19

Bộ Y tế vừa có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành yêu cầu tăng cường sử dụng Telehealth trong điều trị.

Bộ Y tế cho biết, ngày 29/7/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3616/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”;

Đồng thời trong quá trình đi kiểm tra công tác điều trị COVID-19 tại một số địa phương, cho thấy một số bệnh viện chưa tích cực triển khai áp dụng Telehealth trong điều trị COVID-19 .

Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện điều trị COVID-19 thuộc phạm vi quản lý thực hiện nhiệm vụ được giao trong Đề án, ưu tiên triển khai ngay kết nối Telehealth giữa các khoa/phòng trong bệnh viện và giữa bệnh viện với bệnh viện.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường sử dụng Telehealth trong điều trị COVID-19

Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chứng kiến các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện kết nối hệ thống Telehealth với tuyến huyện để hội chẩn, tư vấn điều trị cho các trường hợp mắc COVID-19 đang chuyển biến nặng. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các bệnh viện được giao nhiệm vụ trung tâm hồi sức tích cực quốc gia và vùng khẩn trương thiết lập mạng lưới tư vấn, hội chẩn từ xa với các bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19 theo phạm vi phụ trách bằng các phương tiện thông tin thuận lợi nhất (mạng Viettel, VNPT, zoom, zalo, viber, điện thoại...) để hướng dẫn phân loại tình trạng người bệnh, tư vấn cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị, chuyển viện phù hợp, kịp thời.

Các bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19 tuyến dưới bố trí nhân lực, trang thiết bị công nghệ thông tin, đường truyền... và cử đầu mối liên hệ, kết nối ngay với các bệnh viện phụ trách vùng, quốc gia để được hướng dẫn, hội chẩn từ xa theo định kỳ và đột xuất.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện, báo cáo các khó khăn, vướng mắc để được hỗ trợ kịp thời.

Telehealth - xoá nhoà ranh giới trong điều trị COVID-19

Liên quan đến việc đẩy mạnh ứng dụng Telehealth trong khám chữa bệnh, chiều 8/8, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Teleheath) tới 100% cơ sở y tế tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia.

Như vậy, đến nay 100% cơ sở y tế tuyến huyện đã được kết nối Telehealth, góp phần xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến. Các ca bệnh khó, trong đó có điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không cần chuyển lên tuyến trên.

Theo các y bác sĩ tại các điểm cầu, đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và giảm bớt tiếp xúc giữa bệnh nhân với bác sĩ. Cùng với đó, giúp các y bác sĩ tại các vùng sâu, vùng xa yên tâm, tự tin hơn trong điều trị bệnh nhân.

Dự sự kiện Lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Teleheath) tới 100% cơ sở y tế tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc kết nối sử dụng nền tảng khám chữa bệnh từ xa - Teleheath tới các cơ sở y tế tuyến huyện sẽ giúp hỗ trợ, chẩn đoán và điều trị kịp thời; chủ động xin tư vấn để điều trị các ca bệnh có chiều hướng nặng hơn, hạn chế qúa tải ở các bệnh viện tuyến trên và giảm bớt tiếp xúc trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Tại sự kiện, khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong ngành y, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết sắp tới, tất cả các cơ sở y tế toàn quốc sẽ sử dụng sổ sức khỏe điện tử để phục vụ chiến dịch tiêm chủng, từ đó cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân.

Về lâu dài, sẽ áp dụng đăng ký khám chữa bệnh online cho tất cả người dân, đẩy mạnh áp dụng các thành tựu công nghệ về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo… vào quản lý và khám chữa bệnh…

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.