Bước qua bom đạn, các cựu binh Hà Tĩnh tiếp tục tạo ra giá trị mới cho cuộc sống

(Baohatinh.vn) - Cựu chiến binh (CCB) - mỗi lần nhắc đến cụm từ này, trong tôi luôn trỗi dậy những cảm xúc biết ơn. Hơn thế nữa, tôi còn rất khâm phục, ngưỡng mộ khi gặp những CCB từng đi qua đạn bom, giờ đây vẫn tỏa sáng phẩm chất người lính trong thời bình.

Sống có ích để đáp đền cuộc đời

Gặp Đại tá Lê Hữu Công (93 tuổi, ở Bình Lộc, Lộc Hà) giữa một sáng mùa đông giá rét nhưng những câu chuyện ông kể cho tôi nghe lại ấm áp ngọn lửa nhiệt huyết.

Bước qua bom đạn, các cựu binh Hà Tĩnh tiếp tục tạo ra giá trị mới cho cuộc sống

Đại tá Lê Hữu Công

Tháng 12/1945, nghe theo lời kêu gọi, ông Lê Hữu Công lên đường nhập ngũ. Năm đó, ông đã tham gia Chi đội Phan Đình Phùng (tiền thân của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh), chiến đấu ở chiến trường vùng biên giới Hà Tĩnh và miền Tây Nghệ An.

Từ năm 1946-1980, ông liên tục tham gia các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến trường Bình Trị Thiên, chiến trận Tây Nguyên… Ở bất kỳ chiến trường nào, ông Lê Hữu Công cũng giữ những vị trí quan trọng và cùng đơn vị mình lập nên những chiến công vang dội.

Bước qua bom đạn, các cựu binh Hà Tĩnh tiếp tục tạo ra giá trị mới cho cuộc sống

Đại tá Lê Hữu Công tại buổi nói chuyện chuyên đề “Người lính cụ Hồ” với học sinh trường Tiểu học Bình An (Lộc Hà)

Năm 1980, ông được phong quân hàm Đại tá và chuyển về công tác ở Học viện Kỹ thuật quân sự (Hà Nội), sau đó chuyển công tác ở Quân khu 4 và nghỉ hưu vào năm 1986. Ông nói rằng, số mình may mắn được bom đạn “tránh” để còn sống sót trở về. Chính vì thế, ông luôn tâm niệm phải sống sao cho xứng đáng với sự may mắn đó.

Sau khi nghỉ hưu trở về địa phương, ông liên tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy rồi Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Bình Lộc (1987-1994). Trong thời gian này, ông Công đã có nhiều sáng kiến giúp các địa phương huyện Can Lộc bài trừ những “điểm nóng” tệ nạn như: Nạn móc túi ở chợ huyện, tranh chấp lương giáo (xã Bình Lộc), ma thuốc độc (xã Tùng Lộc), đốt phá rừng thông (xã Hồng Lộc)…

Nổi bật nhất là sáng kiến “xây dựng cụm an toàn làm chủ” năm 1997 của ông được nhân rộng khắp toàn tỉnh và được Quân khu 4 triển khai ở toàn khu vực.

Bước qua bom đạn, các cựu binh Hà Tĩnh tiếp tục tạo ra giá trị mới cho cuộc sống

Con đường dài 300 m ở Tổ dân phố 6, thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn) do cựu binh Nguyễn Văn Bát hiến tặng trong phong trào xây dựng Nông thôn mới. Ảnh : Đình Nhất

Cho đến bây giờ, người dân thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn) vẫn còn nhắc đến CCB Nguyễn Văn Bát (SN 1962) với niềm biết ơn sâu sắc khi ông đã hiến đất, hiến cây trong trang trại của mình, mở đường cho người dân trong vùng đi lại thuận lợi hơn.

Cựu binh Nguyễn Văn Bát nhập ngũ năm 1982, sau 3 năm phục vụ trong quân ngũ, tháng 1/1985, ông ra quân. Năm 2001, từ Cẩm Xuyên, ông Bát lên thị trấn Tây Sơn khai hoang lập nghiệp.

Bước qua bom đạn, các cựu binh Hà Tĩnh tiếp tục tạo ra giá trị mới cho cuộc sống

Không chỉ sống mẫu mực, cựu binh Nguyễn Văn Bát còn là người làm kinh tế giỏi

Ông Bát tâm sự rằng, dù chỉ có 3 năm quân ngũ nhưng phẩm chất người lính đã trở thành máu thịt của ông. Trong suy nghĩ của ông, làm bất kỳ điều gì cũng phải hướng đến những giá trị nhân văn. Bởi thế, khi tổ dân phố 9 và 11 sáp nhập, người dân cần một con đường đi lại thuận tiện hơn, ông Bát đã không ngại ngần đề xuất việc hiến đất làm đường.

Chính ông đã hiến tặng 2.800 m2 đất vườn, trên đó có 1.000 cây keo tràm và 100 gốc cam chanh đã cho thu hoạch để làm đoạn đường 300m. Con đường có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt kết nối cộng đồng trong tổ dân phố mà còn giúp đỡ bà con mang các lâm sản, nông sản đi tiêu thụ dễ dàng hơn…

“Những năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta từng “xe chưa qua, nhà không tiếc”. Nay trong hòa bình, mình có ruộng, có vườn tại sao lại tiếc. Nếu không có độc lập, không có hòa bình thì thử hỏi nông dân mình có đất hay không?” - cựu binh Nguyễn Văn Bát chia sẻ.

Không ngừng tạo nên những giá trị mới

Bước qua bom đạn, các cựu binh Hà Tĩnh tiếp tục tạo ra giá trị mới cho cuộc sống

Cựu binh Đường Công Ngụ là người tiên phong đi đầu trong phong trào khai hoang lập nghiệp

Đi qua một thời đạn bom, cống hiến thanh xuân và xương máu cho độc lập của dân tộc, trở về cuộc sống đời thường, rất nhiều CCB vẫn mang trong mình tinh thần của người lính, luôn hướng về phía trước, nỗ lực tạo nên những giá trị mới cho xã hội.

Trở về từ chiến trường với thương tật trên người, nhưng sau một thời gian dài tiếp tục cống hiến ở vai trò Phó Bí thư Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch UBND xã Thường Nga (Can Lộc), năm 2000, ông Đường Công Ngụ lên vùng đồi hoang thuộc thôn Đất Đỏ làm kinh tế trang trại.

Ông Đường Công Ngụ chia sẻ, khi còn làm cán bộ xã, ông từng đề xuất với UBND xã khuyến khích người dân vào vùng đồi núi hoang để lập nghiệp nhưng nhiều người cho rằng, ý tưởng của ông là hoang đường. Chính vì thế, ông đã xin nghỉ việc và tiên phong vào sâu trong núi, khai phá đất đồi, phát triển kinh tế.

Trang trại của ông Ngụ hiện nay rộng 3,5 ha, được bố trí trồng cây ăn quả có diện tích khoảng 2 ha (trồng 250 gốc cam chanh, 50 gốc bưởi Phúc Trạch, 1.600 gốc thanh long, 1.500 gốc ổi Đài Loan) và kết hợp chăn nuôi hàng nghìn con gia súc, gia cầm…

Bước qua bom đạn, các cựu binh Hà Tĩnh tiếp tục tạo ra giá trị mới cho cuộc sống

Trang trại của cựu binh Đường Công Ngụ rộng 3,5 ha, thu nhập hàng năm gần 1 tỷ đồng.

Những năm gần đây, trang trại của ông Ngụ cho thu nhập hàng năm lên đến gần 1 tỷ đồng. Ông Ngụ còn nuôi dưỡng mơ ước làm du lịch sinh thái ngay trên trang trại của mình. Ông thường nói với thế hệ trẻ rằng, chỉ có lao động và sáng tạo mới đem đến của cải vật chất, kích hoạt trí tuệ.

Những CCB mà tôi đã gặp, người cống hiến trên lĩnh vực này, người tạo nên những giá trị mới ở lĩnh vực khác nhưng tất cả đều tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ.

Chủ đề 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.
Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Du lịch Hà Tĩnh bùng nổ dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.