Cẩm Xuyên đánh giá kết quả sản xuất thử nghiệm lúa thuần Lam Sơn 8

(Baohatinh.vn) - Vụ xuân năm nay, trong khi nhiều giống lúa phải chống chọi với sự tấn công của sâu bệnh thì 30 ha lúa thuần Lam Sơn 8 ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Cẩm Xuyên đánh giá kết quả sản xuất thử nghiệm lúa thuần Lam Sơn 8

Huyện Cẩm Xuyên tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá chất lượng giống lúa thuần Lam Sơn 8

Ông Hoàng Văn Chương (ở thôn 6, xã Cẩm Thăng) cho biết: "Vụ Xuân năm nay tôi mạnh dạn sản xuất thử 3 sào giống Lam Sơn 8. Giống này có nhiều ưu điểm, trong đó cái được nhất là không bị sâu bệnh. Như mùa này, những giống khác phải phun 4 đến 5 lần thuốc trừ sâu, riêng giống này không phải phun lần nào. Từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch, tôi chỉ phun duy nhất một lần thuốc diệt cỏ (khi cây còn nhỏ). Vì vậy, so với các giống khác chúng tôi giảm được chi phí đầu tư."

Cẩm Xuyên đánh giá kết quả sản xuất thử nghiệm lúa thuần Lam Sơn 8

Đại biểu đến tham quan mô hình

Giống lúa thuần Lam Sơn 8 do Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa sản xuất. Vụ Xuân năm 2016, 2017, Cẩm Xuyên trồng khảo nghiệm 6 ha ở 2 xã Cẩm Hưng và Cẩm Quang. Vụ xuân năm 2018, huyện tiếp tục khảo nghiệm 30ha ở các xã Cẩm Thăng, Cẩm Quan và thị trấn Cẩm Xuyên, với 50 hộ dân tham gia và sản xuất đối chứng với giống VTNA2.

Ông Lê Ngọc Hà -Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết: "Giống lúa thuần Lam Sơn 8 có thời gian sinh trưởng khoảng 130 ngày, tương đương với các giống cơ cấu gieo vụ xuân muộn trên địa bàn. Đây là loại giống có khả năng sinh trưởng khỏe, chịu rét và chống đổ tốt, đặc biệt là khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Năng suất vụ xuân đạt khoảng 70 đến 75 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn giống lúa sản xuất đối chứng VTNA2 khoảng 500.000đ/ sào."

UBND huyện Cẩm Xuyên đã tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất khảo nghiệm giống lúa trên cơ sở đó, chỉ đạo các ngành chuyên môn tiếp tục nghiên cứu các ưu điểm, hạn chế của giống thuần Lam Sơn 8 để tiếp tục mở rộng sản xuất thử trong những vụ sản xuất tiếp theo.

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),