Cẩm Xuyên tập trung tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Những tháng cuối năm, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tiếp tục tập trung soát xét khung kế hoạch, bám sát quy định tiêu chí, mục tiêu và tình hình thực tế của địa phương để tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

Chiều 26/7, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và mỗi xã một sản phẩm huyện Cẩm Xuyên tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Cẩm Xuyên tập trung tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới

Đại biểu tham dự hội nghị

6 tháng đầu năm, cả hệ thống chính trị của huyện Cẩm Xuyên đã tập trung triển khai chương trình MTQG xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững; qua đó đạt nhiều kết quả toàn diện. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, toàn huyện đã nâng cấp, làm mới 30,1 km đường giao thông nông thôn; nâng cấp, phục hồi mặt đường 1,8 km; làm mới 7,1 km rãnh thoát nước; kiên cố mới 2,4 km kênh mương nội đồng; nâng cấp 2 nhà văn hóa xã, 11 nhà văn hóa thôn; xây dựng 9 công trình hạ tầng tại các trường học.

Cẩm Xuyên tập trung tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới

Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Hà trình bày kết quả Chương trình MTQG xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và mỗi xã một sản phẩm của huyện trong 6 tháng đầu năm

Về phát triển sản xuất, huyện Cẩm Xuyên đã xây dựng mới 8 mô hình, thành lập mới 54 doanh nghiệp và 1 tổ hợp tác. Toàn huyện có thêm 4 đơn vị hoàn thành mô hình ngôi nhà trí tuệ; 5 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao; 10 ý tưởng mới được kiểm tra, thẩm định và chấp thuận triển khai xây dựng OCOP.

Cẩm Xuyên tập trung tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới

Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Dương Phan Thị Mỹ Dung: các ban, ngành cần phối hợp với chính quyền địa phương để đẩy mạnh đấu giá đất để tăng thu ngân sách, tăng nguồn lực xây dựng NTM.

Về xây dựng khu dân cư NTM, huyện đã tổ chức tập huấn bộ tiêu chí NTM, bộ tiêu chí khu dân cư mẫu giai đoạn 2022 - 2025 cho tất cả các địa phương; chỉ đạo xây dựng 86 vườn mẫu; xây dựng mới 188 nhà ở; chỉnh trang nâng cấp 113 công trình phụ trợ; làm mới 129 công trình vệ sinh tự hoại; phá bỏ trên 60 vườn tạp, chỉnh trang và tổ chức sản xuất hơn 3.716 vườn hộ; trồng mới, bổ sung 25 km hàng rào xanh; lắp đặt 980 mô hình xử lý nước thải và 3.165 hố xử lý rác hữu cơ…

Thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện Cẩm Xuyên đã xây dựng 2 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ở xã Nam Phúc Thăng và xã Yên Hòa với tổng kinh phí 476 triệu đồng; thẩm định phê duyệt 11 mô hình đa dạng hóa sinh kế tại 9 xã với kinh phí 955 triệu đồng; xây dựng 16 nhà ở cho đối tượng chính sách; hỗ trợ 16.679 hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách vay vốn…

Cẩm Xuyên tập trung tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới

Phó Chánh Văn phòng NTM tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Thành: đề nghị huyện tiếp tục thu hút đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu đối với các sản phẩm chủ lực của huyện, xây dựng sản phẩm OCOP; hướng dẫn các xã đẩy mạnh phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân...

Tại hội nghị, đại biểu đã tập trung phân tích những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp để triển khai xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững những tháng cuối năm. Một số đại biểu đề xuất đẩy mạnh đấu giá đất để tăng thu ngân sách, tăng nguồn lực xây dựng NTM; đề nghị tỉnh sớm xem xét, bỏ phiếu, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đợt 1 năm 2023…

Cẩm Xuyên tập trung tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới

Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên Nguyễn Văn Thành kết luận hội nghị

Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên Nguyễn Văn Thành đề nghị các xã, thị trấn cần tập trung soát xét khung kế hoạch, bám sát quy định tiêu chí, mục tiêu và tình hình thực tế của địa phương để tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng NTM và đô thị văn minh; tập trung tuyên truyền trong Nhân dân; quan tâm phát triển sản xuất; chỉ đạo quyết liệt tập trung, tích tụ ruộng đất; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; phát triển du lịch cộng đồng; đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP theo chiều sâu, gắn với chuỗi cộng đồng; huy động sức dân để xây dựng hạ tầng; đẩy mạnh giảm nghèo bền vững; các phòng ban hỗ trợ các xã, thị trấn tiếp cận chính sách hỗ trợ xây dựng NTM...

Cẩm Xuyên tập trung tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng nông thôn mới

Dịp này, Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững và mỗi xã một sản phẩm huyện Cẩm Xuyên cũng trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cho 5 cơ sở được công nhận trong 6 tháng đầu năm 2023.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.