(Baohatinh.vn) - Để ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, các huyện Cẩm Xuyên, Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tái “kích hoạt” các khu cách ly tập trung từ huyện tới cơ sở.
Hiện tại, khu cách ly tập trung của huyện Cẩm Xuyên ở xã Nam Phúc Thăng (trụ sở Trạm Y tế xã Cẩm Nam cũ) đang tiếp nhận và thực hiện cách ly 16 trường hợp là F1 liên quan ca bệnh ở xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh).
Khu cách ly tập trung này có công suất thu dung khoảng 40 người. Bởi vậy, ngay khi xuất hiện ca bệnh F0 có liên quan đến một nhà máy trong Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên vào hôm qua (8/6), Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Cẩm Xuyên xác định sẽ còn phát sinh nhiều trường hợp liên quan đến ca bệnh này nên đã tiếp tục bổ sung các vật dụng cần thiết để phát huy hết công suất thu dung.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Cẩm Xuyên đã tiến hành “kích hoạt” 2 khu cách ly tập trung tại Trường Đại học Hà Tĩnh (xã Cẩm Vịnh) và Trường Mần non xã Cẩm Trung để chuẩn bị cho công tác cách ly tập trung thời gian tới.
2 khu này sẽ đảm bảo cách ly cho khoảng 150 người, dự kiến sẽ tăng cường cho TP Hà Tĩnh nếu các khu cách ly tập trung của địa phương này bị quá tải.
Việc kích hoạt các khu cách ly tập trung không chỉ nhằm đáp ứng công tác cách ly cho các trường hợp F1 trên địa bàn mà còn để “chia lửa” với TP. Hà Tĩnh. Cẩm Xuyên là địa bàn giáp ranh với TP. Hà Tĩnh nên địa phương cũng sẽ phối hợp trong việc triển khai Quyết định số 140/QĐ-BCĐ của UBND tỉnh về việc thiết lập vùng cách ly y tế toàn bộ TP Hà Tĩnh để phòng, chống dịch Covid-19.
Ngay khi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận các ca nhiễm mới với virus SARS-CoV-2, huyện Vũ Quang đã thành lập 79 tổ phản ứng nhanh để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sau khi tiếp nhận thông tin về 2 ca bệnh Covid-19 tại xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh), các địa phương ở Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cấp bách nhằm khẩn trương khoanh vùng dập dịch.
Đến nay 13/13 huyện, thành phố, thị xã của Hà Tĩnh đã chuẩn bị được hơn 30 khu cách ly tập trung, sẵn sàng kích hoạt để ứng phó với mọi tình huống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Phòng khám Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã khẳng định được chất lượng trong việc khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Theo bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp chữa khỏi bệnh lao hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý dạ dày. Việt Nam nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao.
Hội thảo là cơ hội để các bác sỹ ở Hà Tĩnh học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh về tiêu hóa.
Ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.
Sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Với sự vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở và sự phối hợp của các cơ sở giáo dục, Hà Tĩnh đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các đơn vị, địa phương trong tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 5/4/2025.
Việc hợp tác với Tổ chức Côtes-d’Armor (Cộng hòa Pháp) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu trên các lĩnh vực để nâng cao năng lực điều trị.
Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận.
Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên hiện được Chi cục Dân số Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dân số, nguồn nhân lực và tương lai giống nòi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 23/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi. Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay chiến dịch tiêm chủng vaccine.
Ngành Y tế Hà Tĩnh kiến nghị Bộ Y tế sớm quy định rõ thẩm quyền về nâng quy mô giường bệnh cho các cơ sở y tế để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã được các chuyên gia xạ trị của Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hỗ trợ các kỹ thuật chuyên sâu trong xạ trị đầu và cổ.
Hơn 2.000 bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản... được Trạm Y tế xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) quản lý rất hiệu quả.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cử 2 bác sỹ về trực tiếp thăm khám, điều trị cho người bệnh, hỗ trợ chuyên môn các y, bác sỹ ở trung tâm y tế TP Hà Tĩnh và Hương Khê trong thời gian 2 tháng.
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Việc kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh; việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn mỗi y bác sỹ ngành y tế không ngừng nâng cao chuyên môn, luyện rèn y đức để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.