Can Lộc phấn đấu xây dựng 10 sản phẩm OCOP năm 2020

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Duy Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết, năm nay, huyện phấn đấu có thêm 10 sản phẩm tham gia chương trình OCOP.

Can Lộc phấn đấu xây dựng 10 sản phẩm OCOP năm 2020

Cam Loan Việt là một trong 7 sản phẩm cam của các gia đình ở Thượng Lộc được công nhận sản phẩm OCOP 2019

Chương trình một xã một sản phẩm (OCOP) mới triển khai từ năm 2019 nhưng đã thu hút sự quan tâm và tham gia của các hộ sản xuất ở Can Lộc. Với sự chủ động của người dân trong việc tiếp cận, xây dựng các tiêu chí, năm 2019, Can Lộc có 11 sản phấm đăng ký tham gia, trong đó có 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh (vượt 140% kế hoạch đề ra).

Các sản phẩm được công nhận gồm 7 sản phẩm cam của 7 gia đình ở xã Thượng Lộc: cam giòn Xuân Hòa (sản phẩm đạt 4 sao), cam Nhật Quang, Thanh Hiền, Tân Phương Đông, Đồng Uyên, Trạch Mai, Loan Việt; rượu nếp Khánh Lộc, tinh bột nghệ An Tâm, viên nghệ tẩm mật ong An Tâm (thị trấn Đồng Lộc).

Can Lộc phấn đấu xây dựng 10 sản phẩm OCOP năm 2020

Người dân phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở vùng Trà Sơn, xây dựng sản phẩm OCOP từ mật ong

Nhận thấy lợi ích của việc xây dựng sản phẩm OCOP, năm nay, người dân Can Lộc tiếp tục đăng ký 10 sản phẩm gồm: dưa lưới Đồng Uyên, rượu sim Khánh Lộc, mật ong Trà Sơn, nấm rơm Thanh Lộc, rau quả sạch Vượng Lộc, giò bột Thanh Lộc, bưởi Trà Sơn, cu đơ Đồng Hạnh, hành tăm Thiên Lộc và môi thìa gỗ Hải Ngôn.

Can Lộc phấn đấu xây dựng 10 sản phẩm OCOP năm 2020

Nấm rơm Thanh Lộc đang trên hành trình xây dựng sản phẩm OCOP năm 2020

Cùng với chính sách của tỉnh, huyện Can Lộc hỗ trợ người dân về quá trình đào tạo tập huấn, thành lập các tổ hợp tác, tạo điều kiện thuê đất mở rộng nhà xưởng và tạo điều kiện tiếp cận với các kênh vốn vay lãi suất thấp.

Sự đồng hành của các cấp chính quyền huyện Can Lộc đã tạo động lực để người nông dân, cơ sở sản xuất phát triển các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của huyện trở thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),