Cây thị hơn 700 năm tuổi ở Hương Sơn được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Cây thị tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã hơn 700 năm tuổi và gắn với câu chuyện lịch sử về chống quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV.

Cây thị hơn 700 năm tuổi ở Hương Sơn được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây thị hơn 700 tuổi tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa.

Ngày 29/5/2023, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam ra Quyết định 114/QĐ-HMTg công nhận cây thị tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa (Hương Sơn) là Cây Di sản Việt Nam.

Cây thị có chu vi khoảng 12m (đoạn gốc tiếp giáp với mặt đất), chiều cao từ 45 - 50m, cành lá xum xuê, chu vi thân cây khoảng 5 - 6 người ôm. Phía trong gốc thân cây rỗng, có thể chứa được 4-5 người.

Cây thị hơn 700 năm tuổi ở Hương Sơn được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Người dân lập đền thờ dưới gốc cây thị, đặt tên là “Gốc thị sử tích” hay còn gọi là “Cây thị ăn thề”.

Theo lời truyền miệng của Nhân dân, cây thị gắn liền với lịch sử chống quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV (năm 1425, cách đây gần 600 năm). Tương truyền rằng, vào những năm đầu của thế kỷ XV, khi cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của vua Lê Lợi ở Lam Sơn (Thanh Hóa) gặp khó, nhà vua đã quyết định kéo quân di chuyển vào vùng đất Đỗ Gia (tức Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày nay) để lập căn cứ địa.

Khi vào đến Hương Sơn, nhà vua bị giặc Minh truy đuổi, quân tướng nhà vua vượt sông Ẩn Giang, qua bãi lầy xóm Thịnh, làng Cổ Đậu thì phát hiện thấy cây thị xum xuê cổ thụ, phần gốc bị rỗng ruột, vua Lê Lợi được thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện cùng đội quân chỉ dẫn chui vào ẩn nấp trong hốc cây thị này.

Khi giặc Minh đuổi đến gần thì cũng là lúc trời nhá nhem tối khó tìm ra vết tích, chúng bèn ra lệnh thả bầy chó săn bao vây xung quanh cây thị. Trong lúc tính mạng của nhà vua đang hết sức lâm nguy bỗng dưng xuất hiện con cáo to đốm trắng ngồi trên ngọn cây thị. Khi đàn chó xuất hiện, cáo trắng sợ nên từ trên cao nhảy xuống rồi bỏ chạy thục mạng. Thấy thế, đàn chó săn cùng đội binh lính nhà Minh thi nhau đuổi, nhờ vậy mà vua Lê Lợi mới thoát được kiếp nạn.

Theo tương truyền, tại gốc cây thị, Lê Lợi và thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện đã cùng giết ngựa trắng, cắt tóc ăn thề, thể hiện quyết tâm đồng lòng đánh giặc Minh.

Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Tuấn Thiện được phong là khai quốc công thần. Người dân địa phương từ đó về sau vẫn luôn lưu truyền câu thơ nói về giai thoại lịch sử: “Cắt tóc, giết ngựa trắng/ Dưới gốc thị thề nguyền/ Nguyện đồng tâm đồng chí/ Phá giặc xây cơ đồ”.

Theo các cụ cao niên tại địa phương, cây thị có đã tuổi đời trên 700 năm, tọa lạc trên một khu đất riêng, tiếp giáp vườn của 3 hộ dân là bà Trần Thị Nhuận, ông Uông Trung Hòa và ông Uông Xuân Hanh (thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa).

Cây thị hơn 700 năm tuổi ở Hương Sơn được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Quyết định 114/QĐ-HMTg của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây thị tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa (Hương Sơn) là Cây Di sản Việt Nam.

Theo ông Phan Văn Đoài - Chủ tịch UBND xã Kim Hoa, ngoài ý nghĩa lịch sử, cây thị còn có ý nghĩa tâm linh rất lớn, luôn bảo vệ, che chở cho người dân nơi đây. Để cây thị được quan tâm đầu tư và bảo tồn tốt hơn, từ tháng 3/2023, chính quyền xã Kim Hoa đã gửi văn bản và các tư liệu liên quan về cây thị tới Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đề xuất công nhận cây thị là Cây Di sản Việt Nam.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.