Chân dung một người thầy đáng kính ở trường chuyên Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Những ai đã được làm học trò của thầy Trần Quang Tú (nguyên giáo viên ngữ văn, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh) đều cảm thấy thật may mắn. May mắn vì được thầy tin tưởng và được trải nghiệm vai trò “trung tâm thực sự” của những giờ học. May mắn vì được thầy rèn luyện cho tính nghiêm cẩn, chừng mực và kiên trì.

Chân dung một người thầy đáng kính ở trường chuyên Hà Tĩnh

Trường THPT chuyên Hà Tĩnh trong ngày khai giảng. Ảnh: tư liệu

Ngày đầu tiên

Một ngày cuối tháng 8 năm 1996, chúng tôi trở thành học sinh lớp 10 chuyên Văn trường Năng khiếu Hà Tĩnh. Cho đến tận bây giờ, sau hơn 20 năm kể từ ngày tựu trường năm ấy, chúng tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác háo hức, vui sướng, xen lẫn một chút “ngạo khí” của cái tuổi mới lớn khi được ngồi chung trong phòng học treo biển “Lớp 10 Văn”.

Ngày đầu tiên, 30 đứa học trò, không ai bảo ai, tất cả đều chung một cảm giác mong ngóng, chờ đợi một người rất quan trọng - thầy chủ nhiệm Trần Quang Tú - người dự kiến sẽ đồng hành với chúng tôi trong 3 năm cuối cùng của cuộc đời học trò. Và, thầy xuất hiện trong bộ áo trắng, quần tây đen, đôi dép da màu nâu sáng. Ấn tượng ban đầu của chúng tôi đối với thầy là đôi mắt sáng, nụ cười hòa ái với đôi lúm đồng tiền thoắt ẩn, thoắt hiện.

Chân dung một người thầy đáng kính ở trường chuyên Hà Tĩnh

Thầy Trần Quang Tú - nguyên giáo viên ngữ văn, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.

Chiếc dàn ý hình nan quạt

Khác với hình dung, thầy của chúng tôi không giảng bài du dương, không bùng cháy. Cách giảng của thầy từ tốn, rõ ràng và có phần nhạt nhòa đối với những tâm hồn mơ mộng, giàu cảm xúc tuổi hoa niên. Điều đáng sợ hơn cả là thầy luôn bắt chúng tôi phải lập dàn ý trước khi làm văn.

Vào thời điểm đó, việc phải gạch dàn ý không khác gì đặt hòn đá tảng bất ngờ chặn đứng những dòng cảm xúc cuồn cuộn luôn chực tuôn trào qua ngòi bút bay bổng. Cứ dần dà như thế, cho đến gần nửa cuối kỳ II lớp 10, chúng tôi đã bắt kịp với yêu cầu mang tư duy logic vào môn Văn của thầy. Những bài văn của chúng tôi dần trở nên sáng sủa mạch lạc hơn, câu cú cũng gãy gọn khúc chiết hơn.

Chân dung một người thầy đáng kính ở trường chuyên Hà Tĩnh

Thầy Trần Quang Tú (đứng giữa hàng sau) chụp ảnh cùng lớp Văn niên khóa 1996 -1999, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Ảnh: tư liệu.

Đến bây giờ, khi đã bước sang nửa còn lại của cuộc đời, chúng tôi bỗng giật mình nhận thấy, “chiếc dàn ý hình nan quạt” năm đó của thầy chính là mô hình sơ đồ tư duy mà phải rất lâu sau này mới thịnh hành. Và từ lúc nào, nó đã trở thành một trong những hành trang không thể thiếu của những luật sư, giảng viên, nhân viên văn phòng chúng tôi khi thực hiện các bài báo cáo, các bản thuyết trình, công trình nghiên cứu, các bài giảng của mình.

Chúng tôi vẫn tự hào, nhờ có thầy Tú mà chúng tôi vừa có được năng lực thẩm mỹ đặc trưng của dân văn chương, vừa sở hữu tư duy logic thường thấy của dân Toán, đó là điều giúp chúng tôi tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Cảm xúc trí tuệ và sự bền bỉ kiên trì

Sau quãng thời gian đầu loay hoay bắt nhịp với nhau, cuối cùng thầy trò chúng tôi cũng đã tận hưởng những giờ học “phiêu” đúng nghĩa, khi cả lớp ngồi lặng yên quên cả tiếng trống hết giờ, nghe thầy say sưa mổ xẻ từng lớp nghĩa trong những tác phẩm văn học thời kỳ 1930 - 1945. Mãi sau này, chúng tôi mới gọi thành tên điều chúng tôi lĩnh hội được từ những bài học ấy, đó là thứ “cảm xúc trí tuệ” toát ra từ một con người uyên bác và tài hoa.

Rồi tất thảy chúng tôi, lúc đầu thì cảm giác bị thầy “hành” vì quá nhiều bài vở, nhưng rồi sang lớp 11, ngoài bài thầy giao, lại còn tự nguyện làm thêm và nhờ thầy góp ý. Thầy vẫn luôn vui vẻ và tận tụy với công việc sửa câu rèn ý nhọc nhằn ấy. Bây giờ, khi không ít trong số chúng tôi trở thành giáo viên hay biên tập viên, chúng tôi mới hiểu rõ những áp lực mà thầy phải chịu đựng khi mỗi ngày phải chấm một lượng bài làm văn khổng lồ như thế.

Chân dung một người thầy đáng kính ở trường chuyên Hà Tĩnh

Học trò lớp Văn, niên khóa 1996 - 1999 về thăm thầy Tú nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày ra trường. Ảnh: tư liệu

Một giờ học đặc biệt

Năm lớp 11, khi chúng tôi học bài thơ “Tương tư” của nhà thơ Nguyễn Bính, thầy đã khiến cả lớp bất ngờ và hân hoan. Ngày hôm đó, không như thường lệ, thầy bước vào lớp, viết tên của bài giảng lên bảng và xuống ngồi ở bàn học sinh. Thầy đã mời một cô bạn học trong lớp của chúng tôi đứng lên thay thầy giảng cho cả lớp về không gian nỗi nhớ trong thi phẩm về tình yêu của Nguyễn Bính.

Tiết học văn 45 phút đặc biệt ngày ấy đã trở thành một ký ức đẹp đẽ chói sáng có lẽ không chỉ của cô bạn “giảng viên” hôm đó mà là của tất cả 30 thành viên trong lớp chúng tôi.

Lời hứa chưa thành

Lớp tôi là lớp đầu tiên mà thầy làm chủ nhiệm, sau khi thầy chuyển về từ Trường THPT Đức Thọ. Thời gian đó, thầy ở tạm trong căn nhà tập thể nhỏ ở một góc của trường cùng cô con gái, cũng chính là người bạn học cùng lớp với chúng tôi.

Hồi đó, có lần đến thăm thầy vào dịp 20/11, chúng tôi hăng hái hứa với thầy: sau này bọn con đi làm nhất định sẽ góp tiền xây cho thầy một ngôi nhà rộng rãi. Sau đó ít lâu, thầy chuyển cả gia đình vào TX Hà Tĩnh và thật may mắn thầy đã thu xếp để có được một ngôi nhà ấm cúng.

Chân dung một người thầy đáng kính ở trường chuyên Hà Tĩnh

Thầy Trần Quang Tú và 2 con gái (chị Trần Tố Uyên - bên phải và chị Trần Quỳnh Trang) hiện là giáo viên Trường THPT chuyên Hà Tĩnh trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường.

Và hôm nay, khi chúng tôi viết những dòng này, lòng vẫn băn khoăn với lời hứa chưa thành của hơn 20 năm trước. Nhưng chúng tôi biết, chỉ cần thấy chúng tôi sống tử tế, có ích thì đó đã là niềm hạnh phúc lớn nhất của một người thầy - người cha dõi theo sự trưởng thành của các con. Chúng con thực sự biết ơn thầy, người đã lặng lẽ quan tâm, dẫn dắt những đứa trẻ hồn nhiên năm xưa vững vàng và bình tâm đi qua lứa tuổi mới lớn đầy nổi loạn, để từ đó trưởng thành, sống tử tế và có ích như bây giờ.

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.