Chuyện học ở Kỳ Lợi: 2 trường 10 điểm dạy, có nơi "trống" giáo viên!

(Baohatinh.vn) - Nằm trong vùng quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng, bước vào năm học mới, các trường học ở xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đang đứng trước nhiều thách thức... Có trường phải chia nhiều điểm dạy học, có trường phải học chung, học ghép trong điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp, tạm bợ...

Trường mầm non có 6 điểm dạy học

Năm học 2017 - 2018, bậc học mầm non ở Kỳ Lợi có hơn 700 em, được chia thành 26 lớp. Số lớp trên được phân bổ ở 6 điểm trường khác nhau tại các khu tái định cư (TĐC): Tân Phúc Thành (Kỳ Trinh), 2 thôn Tân Phúc Thành 2 và 3, Hải Thanh, Hải Phong, Ba Đồng, Minh Huệ, khiến công tác dạy và học vô cùng khó khăn.

Cô Lê Thị Long - Hiệu trưởng Trường Mầm non Kỳ Lợi cho biết: Xã Kỳ Lợi nằm trong vùng quy hoạch nên có một số đã lên các vùng TĐC, còn lại một số chưa di dời nên phải tổ chức dạy học ở nhiều điểm trường.

chuyen hoc o ky loi 2 truong 10 diem day co noi trong giao vien

Học sinh tiểu học ở Kỳ Lợi đang phải học tập tại nhiều điểm trường với không gian chật chội, thiếu thốn trang thiết bị.

Được biết, từ điểm trường chính là khu TĐC Tân Phúc Thành, để đi đến hết 5 điểm trường còn lại phải mất ít nhất gần 100 km. Chính vì vậy, công tác quản lý gặp muôn vàn nhiều khó khăn.

“Trường có 3 hiệu phó, mỗi người được cử đến quản lý 1 điểm, hiệu trưởng chịu trách nhiệm ở điểm trường chính, còn lại 2 điểm khác thì không đủ người, khoảng cách giữa các điểm lại xa nên không thể quản lý thường xuyên” - Hiệu trưởng Lê Thị Long cho biết.

Cùng chung tình cảnh này, Trường Tiểu học Kỳ Lợi cũng đang phải tổ chức dạy và học ở 4 điểm trường khác nhau. Theo thầy Hồ Phúc Chính - Phó Hiệu trưởng nhà trường: “Năm học này, toàn trường có 39 lớp, phân bổ ở 4 điểm trường khác nhau. Tuy nhiên, các môn như: Tiếng Anh, Âm nhạc, Thể dục chỉ được 1 giáo viên (GV). Do đó, việc bố trí để các GV dạy đủ cả 4 điểm trường là điều không thể. Chính vì vậy, đành phải chấp nhận có đến đâu dạy đến đó và một điểm trường sẽ không học được Tiếng Anh, Âm nhạc và Thể dục”.

Cô Đặng Thị Quyên - GV Tiếng Anh chia sẻ: “Hiện nay, cả 4 điểm trường chỉ mình tôi đảm nhiệm môn Tiếng Anh. Tôi chỉ bố trí dạy được 3 điểm đảm bảo số tiết theo quy định của Bộ GD&ĐT, còn lại một điểm ở khu TĐC Ba Đồng – Minh Huệ thì không thể bố trí được. Việc di chuyển để đảm bảo thời gian dạy giữa các điểm trường cũng rất vất vả vì phải đi rất xa, có điểm cách nhau hơn 20 km”.

Tiểu học và THCS học chung 1 điểm trường

Tình cảnh 2 trường học (tiểu học và THCS) học chung 1 điểm cũng đang diễn ra tại điểm trường thôn Hải Thanh khi hơn 247 học sinh được chia thành 10 lớp đang phải học chung với Trường THCS Kỳ Lợi. “Vì là điểm học chung với THCS nên hiện nay, phòng chức năng, phòng bộ môn, phòng văn thư thiết bị đều không có, chỉ có mỗi phòng học mà thôi. Đây thực sự là thiệt thòi lớn” - thầy Chính cho biết thêm.

chuyen hoc o ky loi 2 truong 10 diem day co noi trong giao vien

Điểm trường tiểu học tại Hải Thanh đang phải mượn các phòng học, phòng kho của Trường THCS để dạy

chuyen hoc o ky loi 2 truong 10 diem day co noi trong giao vien

Không chỉ vất vả trong việc dạy và học, việc huy động các nguồn lực để mua sắm trang thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn. Theo Hiệu trưởng Trường Mầm non Kỳ Lợi thì hầu hết bà con nhân dân Kỳ Lợi đời sống còn rất nhiều khó khăn nên việc huy động nguồn lực xã hội hóa rất hạn chế. Càng khó hơn khi nguồn lực phải phân tán quá nhiều điểm trường. Chính vì vậy, hiện nay, nhìn chung, cơ sở vật chất, thiết bị của 6 điểm trường đều chưa đạt chuẩn so với quy định.

Thầy Trần Văn Sỹ - Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Lợi cho biết: “Bên cạnh thiếu các phòng bộ môn phục vụ nhu cầu dạy và học, đến mùa mưa lũ, sân trường còn thường xuyên chịu cảnh ngập lụt. Trong khi đó, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất là điều không dễ vì một mặt trường nằm trong vùng quy hoạch, mặt khác, do việc huy động đóng góp từ học sinh gặp nhiều khó khăn. Rất mong thị xã có cơ chế hỗ trợ các trường để đảm bảo yêu cầu dạy và học”.

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.