Chuyện những cán bộ thôn “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

(Baohatinh.vn) - Với tâm niệm “sống là cho đi” những người cán bộ thôn ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã dành trọn tâm huyết cống hiến, góp phần đổi thay cuộc sống Nhân dân và xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển.

1. Bỏ tiền nhà ra cho thôn vay, đứng chủ để thôn nợ vật liệu xây dựng về xây dựng nông thôn mới (NTM). Đó là những việc “gàn dở” mà 2 ông Phan Văn Niệm (SN 1959) - Thôn trưởng kiêm Công an viên và Bí thư Chi bộ thôn - Trưởng Ban Công tác mặt trận thôn Trần Đình Hiền (SN 1960) ở thôn Hương Giang, xã Lộc Yên đang làm.

Chuyện những cán bộ thôn “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

Ông Phan Văn Niệm (bên phải) - Trưởng thôn kiêm Công an viên và ông Trần Đình Hiền - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Hương Giang, xã Lộc Yên sẵn sàng bỏ tiền ra cho thôn vay xây dựng khu dân cư mẫu.

Cuối năm 2020, xã Lộc Yên phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn NTM. Thế nhưng, nhiều tiêu chí đạt chuẩn NTM của xã vẫn gặp khó, xây dựng khu dân cư mẫu là trở ngại lớn.

Lúc này, để thúc đẩy phong trào, ông Niệm, ông Hiền đã quyết tâm “liều một phen”. Sau khi họp Chi bộ, họp thôn nhận được sự đồng tình, thấu hiểu của bà con, hai ông đã đứng chủ vay nợ hơn 100 triệu đồng từ các cửa hàng vật liệu xây dựng để lấy vật liệu xây đường, làm hàng rào, che chắn chuồng trại, đổ đất lề…

Chuyện những cán bộ thôn “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

Cặp đôi cán bộ thôn Hương Giang, xã Lộc Yên (ngoài cùng bên trái) họp bàn thống nhất với liên đoàn cán bộ thôn về các nội dung xây dựng khu dân cư mẫu.

Hai ông còn huy động bà con trong thôn xây dựng 5km đường điện và hàng nghìn ngày công thực hiện các tiêu chí NTM. Bản thân ông Niệm ông Hiền còn bỏ ra hơn 70 triệu đồng cho thôn vay để mua cây cảnh, hoa về làm đẹp cho các tuyến đường và nhà văn hóa thôn.

Với sự quyết liệt của hai người cán bộ thôn, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020 thôn Hương Giang đã hoàn thành các tiêu chí khu dân cư mẫu, hiện đang chờ tỉnh về thẩm định, phê duyệt.

2. Sức khỏe tuy có phần hạn chế nhưng không vì thế mà những nhiệt huyết mà bà Nguyễn Thị Thùy (SN 1964) - chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 5, xã Phú Phong dành cho các hoạt động hội giảm sút.

Chuyện những cán bộ thôn “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

Vừa là cán bộ hội phụ nữ năng nổ, bà Thùy còn là cộng tác viên y tế thôn, bản xuất sắc với 15 năm cống hiến và đã được trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp dân số.

Tham gia công tác hội từ năm 2015, bà Thùy luôn là người cán bộ nữ được bà con Nhân dân tin tưởng và quý mến. Bởi ở đâu trên địa bàn có hội viên khó khăn, ở đó có bà động viên, chia sẻ.

Để tạo điều kiện cho hội viên thoát nghèo, bà đã phát huy tối đa hiệu quả việc gây quỹ tạo vốn xoay vòng mỗi năm hơn 10 triệu đồng cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay, tạo sinh kế. Ngoài ra, bà con kết nối các đơn vị hảo tâm giúp 1 gia đình hội viên làm nhà, trao tặng bò cho 1 gia đình hội viên khác…

Chuyện những cán bộ thôn “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 5 Nguyễn Thị Thùy (ngoài cùng bên trái) nỗ lực tuyên truyền, vận động chị em tích cực tham gia hoạt động hội.

Đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách, bà huy động hội viên đến cùng hỗ trợ chỉnh trang vườn hộ, thu hoạch mùa. Nữ chi hội trưởng còn kiên trì, vận động chị em tham gia hoạt động hội, tỷ lệ tập hợp hội viên đến nay đạt hơn 90%; toàn chi hội chỉ còn 1 hội viên hộ nghèo.

Không chỉ hết lòng vì hoạt động hội phụ nữ, bà Thùy còn là cộng tác viên y tế thôn, bản xuất sắc với 15 năm cống hiến và đã được trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp dân số.

3. Tròn 20 năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” với các hoạt động thôn, xã, thế nhưng, chưa bao giờ trên gương mặt Bí thư Chi bộ thôn Nam Hà, xã Điền Mỹ Nguyễn Đình Hậu (SN1959) thiếu đi nụ cười.

Chuyện những cán bộ thôn “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

Bí thư Chi bộ thôn Nam Hà Nguyễn Đình Hậu tiên phong trong xóa bỏ vườn tạp, phát huy lợi thế vườn đồi.

Thôn Nam Hà là vùng khó, dân cư thưa thớt, đời sống thấp, vùng đồi trũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt, nắng hạn. Thế nhưng, với ý chí của một người lính cụ Hồ và tinh thần hết mình vì dân, ông Hậu đã nỗ lực tìm hướng đi cho bà con và động viên người dân vượt lên gian khó.

Ông Hậu đã tiên phong xóa bỏ cây tạp, trồng mới gần 100 gốc cam bưởi theo hướng VietGap; chăn nuôi 13 con trâu bò… Hiện ông đang khảo nghiệm giống cây khoai mài để phát triển tại địa phương. Doanh thu mỗi năm của gia đình ông Hậu đạt hơn 200 triệu đồng.

Chuyện những cán bộ thôn “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình…”

Hiện nay, ông Hậu đang khảo nghiệm giống cây khoai mài để phát triển tại địa phương.

Hình ảnh từ người Bí thư Chi bộ đã trở thành tấm gương cho người dân trong thôn học hỏi. Đến nay, toàn thôn Nam Hà có 60/69 hộ phát triển kinh tế theo hướng vườn đồi cho thu nhập khá; tổng diện tích cây ăn quả xấp xỉ 19,4 ha; đàn trâu bò đạt 350 con.

Ông Hậu chia sẻ: “5 năm liền, Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, phong trào thôn luôn đi đầu trong toàn xã, quan trọng hơn đó là cuộc sống bà con được cải thiện. Có được điều đó là sự thống nhất, phối hợp hiệu quả giữa các hội đoàn thể trong thôn và tinh thần vượt khó vươn lên của bà con. Tôi chỉ là một cá nhân may mắn được sống trong tập thể đoàn kết”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.