Chuyện về 3 thế hệ trong một nhà cùng làm Báo Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Câu chuyện về gia đình nhà báo Đoàn Thị Chính (SN 1938) được nhiều người biết tới khi có đến 3 thế hệ với 4 thành viên gắn bó với nghề báo, trong đó, bà Chính cùng con trai, cháu nội là phóng viên Báo Hà Tĩnh.

Chuyện về 3 thế hệ trong một nhà cùng làm Báo Hà Tĩnh

Gia đình bà Đoàn Thị Chính có 2 người con và 1 người cháu đều gắn bó với sự nghiệp làm báo.

Trong căn hộ ở tầng 2 của chung cư C6 Quang Trung (phường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An), tôi được nữ phóng viên kỳ cựu Đoàn Thị Chính kể cho nghe tường tận những câu chuyện của người phóng viên chiến trường, về một thời làm báo trong “mưa bom bão đạn” đầy vất vả mà thật vinh quang.

Bà Chính cho biết, những ngày đầu hoạt động, Báo Hà Tĩnh có tất cả 14 người. Theo quyết định của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ban đầu bà đảm nhận vị trí văn thư - năm 1962, đến năm 1965, bà chính thức trở thành phóng viên, phụ trách khối lưu thông phân phối gồm: tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. Ngoài những nhà báo cùng thời như các ông: Võ Trọng Cúc, Nguyễn Đăng Đơ, Trần Văn Trạc, Đinh Nho Liêm, Bùi Trí Đạt, Phạm Hồ… Báo Hà Tĩnh thời điểm ấy chỉ có 2 nhà báo nữ là bà và bà Trần Thị Tú Cơ.

Chuyện về 3 thế hệ trong một nhà cùng làm Báo Hà Tĩnh

Bà Đoàn Thị Chính (người ngồi thứ 3) và con trai Trần Hoài Nam (lúc nhỏ thứ 4 từ trái qua) cùng với cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh những năm sáu mươi.

Từ năm 1965, đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt khắp miền Bắc, tất cả cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh phải sơ tán về nhà dân tại các xã: Thạch Lưu, Thạch Tân, Thạch Đài (Thạch Hà), Thanh Lộc (Can Lộc). “Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong cơ quan, tôi cùng bố chồng và 2 con nhỏ, trong đó, người con út mới 7 tháng tuổi sơ tán lên xã Thạch Đài. 4 người tá túc tại nhà chị Ngôn và được đồng nghiệp đào hầm tránh bom, dưới trải chiếu, lợp rơm; trên làm giàn chống bom bi để trú ẩn mỗi khi máy bay địch tới ném bom” - bà Chính hồi tưởng.

Để bảo toàn tính mạng cho tất cả mọi người, giờ làm việc của anh em cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh đều phải thay đổi. Mỗi ngày, bà Chính và các nhà báo đạp xe hàng chục cây số, về cơ sở để lấy thông tin.

Nói đến đây, giọng bà Chính gần như lạc đi: “Bố chồng tôi có tất cả 3 người con trai thì 2 người đã nằm lại nơi chiến trường, trong đó có chồng tôi và một người con là thương binh. Liên tiếp nhận giấy báo tử của các con, ông dường như không còn nước mắt để rơi. Mỗi lần biết tôi dắt xe đạp đi lấy thông tin, tư liệu, ông nhắc đi nhắc lại: Liệu có trở về an toàn được không con?”...

Chuyện về 3 thế hệ trong một nhà cùng làm Báo Hà Tĩnh

Dù đã ở tuổi 84 nhưng bà Chính vẫn minh mẫn và thường xuyên theo dõi tin tức của Báo Hà Tĩnh.

Đối với các phóng viên chiến trường, gian nan, vất vả nhất là đang đi cơ sở thì nghe tiếng máy bay địch. Không thể đếm xuể bao nhiêu lần bà Chính phải vội vàng bỏ xe đạp lại rồi nhanh chóng tìm nơi ẩn nấp. Chưa kể, những chuyến đi lấy tư liệu kéo dài trong ngày, phóng viên đành nhịn đói bởi hoàn cảnh quá khó khăn, thiếu thốn.

Thời chiến tranh, toàn bộ quy trình làm báo đều “thủ công”, phóng viên sử dụng bút lá tre chấm mực để viết bài trên giấy nứa nâu sẫm màu, sau đó gửi thư ký tòa soạn duyệt và lên ma-két. Tất cả các công đoạn đều phải tiến hành bí mật và khẩn trương dưới hầm - trong ánh sáng đèn dầu lờ mờ để kịp truyền tải thông tin.

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng anh chị em phóng viên đều đùm bọc, yêu thương nhau. Cả cơ quan Báo Hà Tĩnh lúc đó chỉ có duy nhất 1 chiếc đài radio, khi đêm đến, anh em lại quây quần dưới chiếc hầm trú ẩn để cùng nghe, cùng điểm lại những thông tin trong ngày. Đây cũng là nguồn tư liệu quý báu giúp cán bộ, phóng viên truyền tải thông tin đến bạn đọc.

Chuyện về 3 thế hệ trong một nhà cùng làm Báo Hà Tĩnh

Một bài báo của nhà báo Đoàn Thị Chính được đăng trong cuốn kỷ yếu nhân kỷ niệm 40 năm ngày Báo Hà Tĩnh ra số đầu tiên

Bà Đoàn Thị Chính là vợ liệt sỹ Trần Xuân Thiếp, con dâu của Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Dĩnh. Gần 30 năm cống hiến, bà vinh dự được trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp báo chí.

Niềm “say” nghề của bà Chính đã “truyền lửa” đến 2 người con của bà. Con gái Trần Thị Đạm Phương nguyên là phóng viên Báo Nghệ An (đã nghỉ hưu) và người con trai Trần Hoài Nam, hiện đang là phóng viên Phòng Kinh tế Báo Hà Tĩnh.

Chuyện về 3 thế hệ trong một nhà cùng làm Báo Hà Tĩnh

Nhà báo Trần Hoài Nam cùng cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Lạch Kèn sau chuyến truy bắt tàu giã cào ngoại tỉnh xâm nhập vào vùng biển Nghi Xuân năm 2020.

Hơn 20 năm đảm nhận vị trí phóng viên, trải qua thời gian phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp, địa bàn các huyện: Nghi Xuân, Hương Sơn, phóng viên Trần Hoài Nam đã gặt hái nhiều giải thưởng cao quý gồm: 2 giải A, 4 giải B, 3 giải C Giải Báo chí Trần Phú. Nhiều chùm bài phóng sự điều tra về phá rừng Kẻ Gỗ, sai phạm ở các bệnh viện, sai phạm trong quy trình xây dựng cơ bản… đã để lại dấu ấn trong chuỗi thành tích chung của Báo Hà Tĩnh, tạo ấn tượng sâu sắc với bạn đọc.

Phóng viên Trần Hoài Nam bộc bạch: “Từ nhỏ, chứng kiến quá trình làm việc của mẹ và chị gái, tôi hiểu rõ đây là nghề vô cùng vất vả nhưng cũng rất đỗi vinh quang. Đó chính là niềm tin, nguồn động lực lớn lao để tôi tìm đến với nghề báo. Tôi vô cùng tự hào khi được vinh dự đứng trong đội ngũ những người làm báo Đảng…”.

Chuyện về 3 thế hệ trong một nhà cùng làm Báo Hà Tĩnh

Là phóng viên nữ, lại đảm nhận những lĩnh vực có phần “khô khan”, “gai góc” nhưng chị Trần Thùy Dương chưa bao giờ ngại khó, ngại khổ.

Con theo mẹ vào nghề báo, cháu cũng theo bà, theo bố vào nghiệp truyền thông. Con gái phóng viên Trần Hoài Nam là Trần Thùy Dương hiện là phóng viên Phòng Nội chính - Bạn đọc Báo Hà Tĩnh đầy xông xáo và sắc sảo.

Chuyện về 3 thế hệ trong một nhà cùng làm Báo Hà Tĩnh

Phóng viên Thùy Dương (người ngồi thứ 2 từ phải qua) tác nghiệp tại Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa XVIII.

Là một phóng viên trẻ và là nữ duy nhất của phòng, đảm nhận những lĩnh vực có phần “khô khan”, “gai góc” nhưng Trần Thùy Dương chưa bao giờ ngại khó, ngại khổ. Chị đã ghi dấu ấn qua nhiều sự kiện chính trị quan trọng như bầu cử ĐBQH và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, giữ vai trò chủ lực trong các kỳ họp HĐND tỉnh cũng như các bài viết liên quan đến lĩnh vực pháp luật...

Tạm biệt thành phố Vinh, nơi có ngôi nhà chở che cho 3 thế hệ làm Báo Hà Tĩnh với cảm xúc khó tả, tôi tự nhủ, noi gương các thế hệ trong gia đình bà Chính, mình còn phải nỗ lực rất nhiều để luyện cho bản thân có được “trí sáng, lòng trong, bút sắc” nhằm chung sức xây dựng tờ báo của Đảng bộ tỉnh ngày càng phát triển.

Chủ đề 60 năm Báo Hà Tĩnh ra số đầu

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.