Cơ chế, chính sách “tiếp sức” doanh nghiệp Hà Tĩnh phát triển

(Baohatinh.vn) - Với việc xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, Hà Tĩnh đang “tiếp sức” để doanh nghiệp (DN) phát triển và đầu tư xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Cơ chế, chính sách “tiếp sức” doanh nghiệp Hà Tĩnh phát triển

Được miễn tiền thuê đất, Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng có thêm nguồn lực để đầu tư xây dựng tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và vui chơi giải trí biển Lộc Hà. (Trong ảnh: Phối cảnh khu biệt thự nghỉ dưỡng của Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng).

Đầu năm 2018, Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng tiến hành đầu tư dự án tổ hợp du lịch khách sạn, nhà hàng và vui chơi giải trí biển Lộc Hà với tổng mức đầu tư hơn 480 tỷ đồng. Theo chính sách ưu đãi của tỉnh, DN được miễn tiền thuê đất trong 12,5/50 năm (bao gồm: 3,5 năm đầu xây dựng và 9 năm sau khi đi vào hoạt động).

Ông Tô Huy Phương - Giám đốc công ty chia sẻ: “Ước tính, tiền thuê đất mà công ty phải đóng một lần là hơn 25 tỷ đồng nhưng hưởng ưu đãi theo cơ chế, chính sách của tỉnh nên DN được miễn giảm hơn 6 tỷ đồng. Đây là khoản tiền lớn để DN có thêm vốn đầu tư xây dựng”.

Cơ chế, chính sách “tiếp sức” doanh nghiệp Hà Tĩnh phát triển

Nhà hàng Cánh Buồm của Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng đã đưa vào hoạt động trong dịp 30/4/2020.

Không chỉ được ưu đãi tiền thuê đất, công ty đang trình hồ sơ để được hỗ trợ về lãi suất vay vốn tín dụng theo mức ưu đãi 4%/năm đối với DN kinh doanh du lịch theo Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Cơ chế, chính sách “tiếp sức” doanh nghiệp Hà Tĩnh phát triển

Công ty CP Sao Mai được hưởng nhiều chính sách ưu đãi khi hoạt động sản xuất trong cụm công nghiệp.

Cũng từ cơ chế, chính sách của tỉnh, mỗi năm, Công ty CP Sao Mai được giảm hơn 80 triệu đồng tiền thuê đất theo Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển CN-TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Khoản thuế này được miễn trong vòng 11 năm kể từ khi DN thực hiện đầu tư vào cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên. Hiện nay, công ty đang triển khai dự án điện mặt trời với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng. Theo chính sách ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, công ty nhập khẩu linh kiện máy móc, tạo tài sản cố định cho dự án sẽ được miễn thuế.

Cơ chế, chính sách “tiếp sức” doanh nghiệp Hà Tĩnh phát triển

Công ty CP Sao Mai vừa được giảm lãi suất vay vốn tín dụng trong 3 tháng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Chị Văn Thị Hương Trâm - Kế toán trưởng công ty chia sẻ: “Hưởng chính sách hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, công ty cũng được giảm lãi suất vay vốn tín dụng trong 3 tháng. Khoản tiền này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi trong giai đoạn khó khăn hiện nay”.

Theo thống kê của Sở KH&ĐT, thời gian qua, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ DN như: Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 về quy định một số chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển CN-TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 87/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ thành lập mới hộ kinh doanh và DN…

Cơ chế, chính sách “tiếp sức” doanh nghiệp Hà Tĩnh phát triển

Ngoài triển khai các chính sách, Hà Tĩnh cũng luôn quan tâm đến DN bằng nhiều hình thức (Trong ảnh: UBND tỉnh tuyên dương DN, HTX, hộ cá nhân kinh doanh thực hiện tốt chính sách thuế).

Cụ thể, theo Nghị quyết 87/2018/NQ-HĐND, toàn tỉnh có 738 DN thành lập mới được hỗ trợ với số tiền hơn 64 triệu đồng, 1.340 DN được hỗ trợ phí công bố với số tiền trên 328 triệu đồng và 1.954 DN được hỗ trợ lệ phí môn bài với số tiền hơn 3,4 tỷ đồng…

Với Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND, HĐND tỉnh cũng bố trí 25 tỷ đồng đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, góp phần xây dựng hạ tầng và thúc đẩy phát triển CN-TTCN trên địa bàn. Riêng Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND, từ năm 2017 đến nay, HĐND tỉnh đã phân bổ 25 tỷ đồng để khuyến khích phát triển du lịch địa phương.

Cơ chế, chính sách “tiếp sức” doanh nghiệp Hà Tĩnh phát triển

Cục Thuế Hà Tĩnh hỗ trợ người nộp thuế về các chính sách ưu đãi thuế do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Phan Thành Biển - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh cho biết: “Ngoài các chính sách tiếp sức dài hơi, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Hiện, các sở, ban, ngành đang phối hợp với các DN hoàn thành hồ sơ hưởng hỗ trợ”.

Ngoài các chính sách của tỉnh, thời gian qua, DN Hà Tĩnh cũng được “tiếp sức” từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Hiện nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đang tích cực triển khai các chương trình, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp hơn thông thường từ 0,5- 3%/năm để hỗ trợ DN. Trên lĩnh vực thuế, ngành thuế cũng đã thực hiện gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị quyết số 42/2020/NQ-CP cho 1.539 DN, người nộp thuế với số tiền hơn 116 tỷ đồng.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Chủ đề DOANH NHÂN HÀ TĨNH

Đọc thêm

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.