Hỗ trợ xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP miền núi Hà Tĩnh tiếp cận tốt thị trường

(Baohatinh.vn) - Các doanh nghiệp, hộ dân sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã kiến nghị nhiều nội dung về chính sách, thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sáng nay (23/9), Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn huyện Vũ Quang.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP miền núi Hà Tĩnh tiếp cận tốt thị trường

Đoàn tham quan sản phẩm OCOP mật ong đạt 3 sao của HTX nuôi ong xã Ân Phú.

Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, huyện Vũ Quang đã tập trung chỉ đạo, điều hành và tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về sản phẩm OCOP; ban hành chính sách hỗ trợ các sản phẩm OCOP đạt sao với tổng nguồn lực thực hiện trong 2 năm hơn 10 tỷ đồng.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP miền núi Hà Tĩnh tiếp cận tốt thị trường

Tham quan, kiểm tra sản phẩm OCOP cam Hoài Luân ở xã Quang Thọ...

Đến nay, Vũ Quang đã có 5 sản phẩm OCOP đạt 3 sao là: mật ong Ân Phú (xã Ân Phú); dầu lạc Tuyết Châu (xã Đức Liên); cam Bảo Phương, cam Hoài Luân (xã Quang Thọ), cam Thân Thành (xã Đức Lĩnh).

Năm 2020, toàn huyện có 16 ý tưởng đăng ký tham gia OCOP, trong đó có 12 ý tưởng được tỉnh chấp thuận. Đến nay, các cơ sở đã cơ bản hoàn thành phương án sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn OCOP như: các sản phẩm chế biến đã áp dụng sản xuất tự động, có thương hiệu, được thị trường biết đến và tạo mối liên kết trong sản xuất và cung ứng thị trường.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP miền núi Hà Tĩnh tiếp cận tốt thị trường

... và sản phẩm dầu lạc Tuyết Châu ở xã Đức Liên.

Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp và hộ dân sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện cũng đã đưa ra một số kiến nghị như: Nghị quyết 123 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm OCOP đã gần hết hiệu lực, đề nghị tỉnh sớm ban hành chính sách hỗ trợ mới; điều chỉnh chính sách hỗ trợ mô hình thiết kế tưới tự động cho cam, vì thiết kế như hiện nay chưa phù hợp với địa hình của địa phương.

Đặc biệt, cần hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, giúp người dân tiếp cận được các thị trường lớn, từ đó giúp quảng bá sản phẩm được rộng hơn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.