Chương trình OCOP là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn bằng nội lực ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Chương trình OCOP được xác định là giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là nhiệm vụ trong triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh.

Đó là nội dung trọng tâm được Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh phối hợp với các chuyên gia tư vấn OCOP quốc gia truyền đạt cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp huyện.

Chương trình OCOP là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn bằng nội lực ở Hà Tĩnh

Lớp tập huấn có gần 60 học viên là đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp huyện tham gia.

Theo đó, trong thời gian 3 ngày (từ 18 – 20/8), các học viên được các chuyên gia truyền đạt, làm rõ quan điểm, chủ trương của Chính phủ trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); chính sách hỗ trợ chương trình OCOP; những điểm mới trong bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP; quản lý, hỗ trợ sản phẩm OCOP sau xếp hạng; truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Chương trình OCOP được xác định là một giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chương trình OCOP là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn bằng nội lực ở Hà Tĩnh

Các học viên được các chuyên gia truyền đạt, làm rõ những nội dung liên quan đến chương trình OCOP.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm…

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, các chủ thể tham gia chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh đã được nâng cao năng lực về quản trị, tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại... Đến nay, Hà Tĩnh đã có 72 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 69 sản phẩm 3 sao, 3 sản phẩm 4 sao.

Chương trình OCOP là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn bằng nội lực ở Hà Tĩnh

Đoàn công tác Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương tham quan cơ sở sản xuất mật ong của HTX mật ong Cường Nga (xã Quang Diệm).

Từ đầu năm 2020 đến nay, có 255 ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đã được cấp huyện xét chọn và Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã kiểm tra, chấp thuận 180 ý tưởng sản phẩm đủ điều kiện lập phương án sản xuất kinh doanh để tham gia chương trình.

Thời gian qua, tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ chương trình OCOP. Năm 2019, toàn tỉnh đã có 59 cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chương trình được hưởng chính sách với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng. Năm 2020, dự kiến kinh phí hỗ trợ chính sách Chương trình OCOP là hơn 40 tỷ đồng.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.
Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025