“Đặc sản” trám đen ở miền núi Hà Tĩnh, làm ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu

(Baohatinh.vn) - Những năm gần đây, quả trám đen trở thành món ăn đặc sản, sản phẩm hàng hóa, mang về cho người trồng ở các xã miền rừng Hương Sơn (Hà Tĩnh) nguồn thu nhập khá.

“Đặc sản” trám đen ở miền núi Hà Tĩnh, làm ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu

Cây trám đen được trồng nhiều ở huyện Hương Sơn.

Xã Sơn Ninh được xem là “thủ phủ” đặc sản trám đen bởi hàng trăm hộ trồng từ 10 – 40 cây trong vườn. Thời điểm này đang vào mùa thu hoạch trám đen nhưng năm nay thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Song, bù lại, giá trám lại cao hơn so với những năm trước đây khoảng 20% nên vẫn cho thu nhập đáng kể.

Món trám xưa vốn quen thuộc với người dân thôn quê, nay trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn mà người thành thị muốn tìm mua để thưởng thức. Trám có thể chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn như: trám om, trám muối, xôi trám đen, trám nhồi thịt, canh trám nấu gà...

“Đặc sản” trám đen ở miền núi Hà Tĩnh, làm ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu

Trám đen được xem là đặc sản của Hương Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Vườn trám của gia đình bà Nguyễn Thị Minh ở thôn Kim Sơn, xã Sơn Ninh có 15 cây trám đen vừa cho thu hoạch. Bà Minh cho hay: Năm nay, do nhuần hai tháng 4 nên trám chín sớm hơn những năm trước. Tuy sản lượng trám giảm khoảng 20%, nhưng bù lại giá tăng cao. Mỗi kg trám ngon (loại 1) bán với giá từ 100 - 110.000 đồng, cao hơn 30.000 đồng so với những năm trước.

“Đặc sản” trám đen ở miền núi Hà Tĩnh, làm ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu

Mặc dù sản lượng trám đen năm nay giảm nhưng bù lại giá tăng hơn 20%.

“Sản lượng trám tùy thuộc vào tuổi đời của mỗi cây. Cây càng lâu năm thì càng sai quả, có cây cho 1 - 1,5 tạ quả. Tính ra, năm nay, tôi thu về gần 40 triệu đồng từ trám đen” – bà Minh phấn khởi nói.

Đặc sản trám đen ở Hương Sơn có vị thơm bùi đặc trưng được các thương lái từ tỉnh Nghệ An “săn lùng”. Sau khi ước tính số lượng quả từng cây, họ "đặt cọc” tiền trước 3 tháng cho các hộ trồng.

“Đặc sản” trám đen ở miền núi Hà Tĩnh, làm ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu

Trám đen được các thương lái tìm đến thu gom ngay tại vườn. Mỗi kg trám ngon được bán với giá từ 100 - 110.000 đồng

“Gia đình tôi có 12 cây trám, trong đó có 6 cây đã cho thu hoạch gần 15 triệu đồng. Trước đây, chủ vườn phải trèo lên cao để thu hoạch trám rất nguy hiểm nhưng giờ đã có thương lái đến tận nơi hái mua. Trèo hái trám phải có các thiết bị bảo hộ cẩn thận”, ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ vườn trám ở thôn Kim Sơn chia sẻ.

Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh Nguyễn Xuân Huy cho biết: Trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi, mỗi năm thu hoạch một mùa vào khoảng tháng 7 âm lịch. Trước đây, người dân ít để ý chăm bón, chỉ để cây phát triển tự nhiên, bởi trồng từ 7 - 8 năm mới cho thu hoạch. Bây giờ, trám đen được xem là sản phẩm hàng hóa nên người dân tiếp tục ươm giống phát triển.

“Đặc sản” trám đen ở miền núi Hà Tĩnh, làm ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn ươm giống trồng trám đen, phát triển để nâng cao thu nhập.

"Toàn xã hiện có hơn 350 hộ trồng trám đen, mỗi hộ cho thu nhập từ 15 – 60 triệu đồng vào mùa thu hoạch. Xã đang tiến hành thành lập các tổ hợp tác sản xuất chế biến sâu trám đen để xây dựng thành sản phẩm OCOP của địa phương” – ông Huy thông tin.

Những năm gần đây, trám đen Hương Sơn đã được đưa đi tiêu thụ rộng rãi ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài lượng trám bán lẻ tại các chợ, ở các điểm thu mua, thương lái còn thu gom tới hàng tấn quả, mang về hàng trăm triệu đồng cho người dân.

“Đặc sản” trám đen ở miền núi Hà Tĩnh, làm ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu

Trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi

Qua tìm hiểu, không chỉ xã Sơn Ninh mà trám đen còn được trồng khá nhiều ở xã Kim Hoa, Sơn Bằng. Toàn xã Kim Hoa có 20 thôn thì mỗi thôn có khoảng 30 – 40% hộ dân trồng từ 5 - 10 cây trám đen trong vườn. Hầu hết những cây trám đen ở đây đều có tuổi đời khá lâu, cỡ khoảng 10 – 15 năm. Thu nhập từ trám đen thực sự mang lại hiệu quả khá cho các hộ dân nơi đây. Một số hộ trồng trám ở đây cho biết, có thể do thời tiết khắc nghiệt nên có một số cây đậu quả ít nhưng mỗi hộ vẫn thu về từ 5 – 7 triệu đồng.

“Đặc sản” trám đen ở miền núi Hà Tĩnh, làm ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu

Trám đen Hương Sơn khi om lên có mùi vị thơm bùi đặc trưng được khách hàng ưa chuộng

Chị Tuyết - chủ đại lý thu mua trám đen tại chợ Phố Châu (thị trấn Phố Châu) cho biết: Trám đen chủ yếu được trồng tại các xã: Sơn Ninh, Sơn Bằng, Kim Hoa... Vào mùa, thương lái đến tận hộ dân thu gom về nhập lại cho đại lý. Hơn tuần nay, mỗi ngày chị thu mua từ 5 – 7 tạ quả. Số lượng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

“Dù đắt đỏ nhưng đặc sản trám đen Hương Sơn được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Trám đen là mặt hàng “đắt khách” có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, không phải lo về thị trường tiêu thụ” – chị Tuyết bày tỏ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.