Một nông dân Hà Tĩnh sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn

(Baohatinh.vn) - Đến xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hỏi trang trại gia đình ông Trần Văn Sơn ai cũng biết và không quên nói những lời nể phục...

Một nông dân Hà Tĩnh sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn

Khu trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm của ông Trần Văn Sơn

Tháng 3/1986, khi đang là công nhân Lâm trường Hương Sơn, dù thuộc diện được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng Nguyễn Văn Sơn vẫn tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Lữ đoàn 245 Binh đoàn 12.

Sau 3 năm rèn luyện trong quân ngũ, ông được cấp trên cho đi đào tạo sĩ quan để phục vụ lâu dài trong quân đội nhưng vì sức khỏe không đảm bảo nên xin phục viên về quê sinh sống và tiếp tục làm công nhân tại đơn vị cũ. Đến năm 1993, ông Sơn xin nghỉ hưu sớm và nhận khoán 27 ha rừng để bảo vệ và phát triển rừng trồng.

Một nông dân Hà Tĩnh sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn

Sau 27 năm nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ, đến nay ông Sơn Đang sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn, trị giá hàng chục tỷ đồng...

Ông Trần Văn Sơn chia sẻ: “10 năm sau ngày nghỉ hưu, vợ chồng chúng tôi luôn bám trụ với vườn đồi, mở trang trại nuôi cá, hươu, bò, gà, vịt và trồng rừng. Đến năm 2013, Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế, gia đình tôi đã dốc hết toàn lực, đăng ký nhận làm mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

Để xây dựng được mô hình nuôi lợn, ngoài tất cả vốn liếng tích góp, tôi vay mượn thêm để làm mặt bằng, chuồng trại nuôi lợn quy mô 1.000 con/lứa. Nhờ tích cực ứng dụng KHKT, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nên mỗi năm trang trại xuất chuồng 4 lứa, cho lãi ròng từ 270-290 triệu đồng/lứa; riêng lứa mới xuất chuồng gần đây cho thu nhập gần 400 triệu đồng”.

Một nông dân Hà Tĩnh sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn

Ông Trần Văn Sơn là một trong những người tiên phong trong nuôi lợn thương phẩm

Cùng với chăn nuôi lợn, gia đình gia đình ông Sơn còn nuôi trâu bò, thả gà đồi, đào ao nuôi cá... mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Đáng nói là, hiện nay trong vườn đồi nhà ông đang có 350 gốc bưởi Hồng Quang Tiến đã cho mùa quả thứ 3, bình quân mỗi gốc thu hoạch 1 triệu đồng/vụ; 150 gốc cam bù đang cho quả bói, thu hàng chục triệu đồng...

Đặc biệt, ngoài 3ha keo lá tràm mỗi chu kỳ (4-5 năm) mang về nguồn thu khoảng 180 triệu đồng thì trong diện tích rừng ông nhận giao khoán có 22 ha rừng trồng cây gỗ lớn bản địa lâu năm, chủ yếu là lim và dổi. Theo ước tính, khu rừng cây bản địa này trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng.

Một nông dân Hà Tĩnh sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn

Gia đình ông Sơn còn thu nhập khoảng gần 400 triệu đồng từ cây ăn quả

Với những gì đang có, mỗi năm mô hình kinh tế tổng hợp của ông Trần Văn Sơn đạt doanh thu khoảng 1,8 tỷ đồng/năm (chưa tính 22ha rừng gỗ quý), sau khi trừ nhân công và các chi phí sản xuất còn lợi nhuận ròng khoảng 1,4 tỷ đồng/năm.

Mô hình của ông không chỉ tạo công ăn việc làm cho 3 lao động thường xuyên, 4-5 lao động thời vụ tại địa phương mà còn sản xuất nhiều sản phẩm tươi, sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một nông dân Hà Tĩnh sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn

Ông Sơn phấn khởi khoe khu rừng trị giá hàng chục tỷ đồng của gia đình

Ông Trần Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 nhận xét: “Ông Trần Văn Sơn là một người đầu tàu, gương mẫu nhất xã trong làm ăn kinh tế ở địa phương. Mô hình kinh tế của ông cũng là một trong những mô hình lớn nhất huyện.

Ông Sơn đã nhiều lần được các cấp từ tỉnh đến xã tôn vinh qua các hội nghị sản xuất giỏi, các mô hình điển hình tiên tiến. Khu trang trại của ông là địa chỉ tham quan thường xuyên của các đoàn khách trong và ngoài tỉnh, được nhiều người đến tìm hiểu để làm theo...”

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.