Dẫm chân tại chỗ ở “thời điểm vàng”, ngành Dân số Hà Tĩnh khó cán đích chỉ tiêu

(Baohatinh.vn) - Những tháng đầu năm - “thời điểm vàng” để triển khai các hoạt động của công tác dân số đã qua đi, các chương trình mục tiêu, kế hoạch mà ngành Dân số Hà Tĩnh đề ra vẫn “dẫm chân tại chỗ”.

Nguy cơ khó thực hiện chỉ tiêu

Dẫm chân tại chỗ ở “thời điểm vàng”, ngành Dân số Hà Tĩnh khó cán đích chỉ tiêu

Từ đầu năm đến nay, việc thực hiện đề án sàng lọc trước và sơ sinh đạt thấp (Ảnh chụp tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh).

Năm 2020, ngành Dân số Hà Tĩnh đặt ra mục tiêu nâng cao tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai, giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và triển khai có hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh kéo dài nên từ đầu năm đến nay, công tác dân số ở Hà Tĩnh dường như bị “đóng băng”. Hoạt động của các đề án nâng cao chất lượng dân số hầu như không thể thực hiện.

Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Lộc Hà Biện Lương Hiền cho biết: “Như những năm trước, chiến dịch chăm sóc SKSS-KHHGĐ đợt 1 bắt đầu từ cuối tháng 2 và kết thúc vào cuối tháng 4. Đây được xem là giải pháp quan trọng quyết định cho việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành dân số. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, toàn xã hội thực hiện giãn cách nên đến nay (đầu tháng 5) chiến dịch vẫn chưa được triển khai...”.

Dẫm chân tại chỗ ở “thời điểm vàng”, ngành Dân số Hà Tĩnh khó cán đích chỉ tiêu

Điểm nhấn của công tác dân số trong những tháng đầu năm là việc tập huấn phương pháp cấp cứu cơ bản cho đội ngũ cán bộ dân số cơ sở (Ảnh tư liệu)

Theo thông tin từ Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đến thời điểm hiện tại, kinh phí thực hiện chiến dịch đã sẵn sàng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, việc hạn chế việc tụ tập đông người để phòng chống dịch vẫn phải thực hiện. Thêm vào đó, thời gian này bà con đang tập trung dồn sức cho mùa vụ nên công tác nên kế hoạch triển khai chiến dịch vẫn chưa biết đến bao giờ mới được triển khai.

Thiếu người làm việc

Theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, từ đầu tháng 3, Hà Tĩnh đã có chủ trương triển khai thí điểm thành lập trung tâm y tế cấp huyện dựa trên việc sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ với Trung tâm Y tế dự phòng hoặc bệnh viện.

Hiện tại, một số huyện đã tiến hành sáp nhập, số còn lại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện đề án.

Dẫm chân tại chỗ ở “thời điểm vàng”, ngành Dân số Hà Tĩnh khó cán đích chỉ tiêu

Trung tâm y tế thị xã Kỳ Anh, một trong những đơn vị đi đầu thực hiện sáp nhập từ Trung tâm DS--HHGĐ và Trung tâm Y tế dự phòng.

Đứng trước thông tin này, nhiều cán bộ dân số tại các trung tâm dân số huyện bày tỏ sự lo lắng. Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Lộc Hà Biện Lương Hiền cho biết: “Cơ quan có 5 người thì chỉ có 1 người có chuyên môn về ngành y nên hầu hết cán bộ đều lo lắng về nhiệm vụ mới mà mình sẽ tiếp cận sau khi sáp nhập".

Điều đáng nói, một số người đã thuyên chuyển sang vị trí mới nên áp lực công việc luôn thường trực trên vai những người ở lại. Anh Lương Hà Long - cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Trước đây, trung tâm có 6 cán bộ nhưng hiện tại ngoài cán bộ phụ trách kiêm nhiệm thì chỉ còn 4 nhân viên phụ trách các hoạt động tại 15 xã, phường với hơn 102 ngàn dân nên công việc nhiều lúc cũng rất áp lực”.

Dẫm chân tại chỗ ở “thời điểm vàng”, ngành Dân số Hà Tĩnh khó cán đích chỉ tiêu

Dù đội ngũ nữ hộ sinh kiêm cán bộ dân số xã có tay nghề cao trong việc hỗ trợ người dân thực hiện các biện pháp KHHGĐ nhưng thiếu vắng hoạt động tuyên truyền nên từ đầu năm đến nay, chỉ tiêu thực hiện các biện pháp tránh thai rất hạn chế (Trong ảnh: Nữ hộ sinh kiêm cán bộ dân số xã Xuân Hồng, Nghi Xuân)

Tình trạng thiếu cán bộ cũng đang là thực trạng chung của nhiều huyện như: Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Trong số đó, khó khăn nhất là Trung tâm DS-KHHGĐ Thạch Hà, trước đây có 6 cán bộ nay chỉ còn lại 2 người.

Những tháng đầu năm đã đi qua, trong khi công tác dân số đòi hỏi phải thường xuyên, liên tục và mưa dầm thấm sâu, bởi vậy, chặng đường thực hiện mục tiêu kế hoạch của công tác dân số ở Hà Tĩnh trong năm 2020 đang đầy khó khăn và thách thức.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.