Hà Tĩnh chấp thuận 11 mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chấp thuận bản xác nhận 11 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam theo đề xuất của chủ đầu tư và nhà thầu.

Hà Tĩnh chấp thuận 11 mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam

Dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang được triển khai thi công.

Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 qua địa bàn Hà Tĩnh có tổng chiều dài 102,38 km với 3 dự án thành phần là Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng và Vũng Áng – Bùng. Cùng với đó, có 3 tuyến đường kết nối cao tốc dài 12,18 km gồm: đường Ngô Quyền – ĐT.550, đường ĐT.550 – Hàm Nghi kéo dài và đường Cẩm Quan – quốc lộ 1.

Thời gian qua, song song với việc ký hợp đồng mua vật liệu xây dựng (VLXD) và lập hồ sơ nâng công suất khai thác từ các mỏ khoáng sản trên địa bàn, các nhà thầu tiến hành khảo sát, đăng ký khai thác 11 mỏ mới (8 mỏ đất san lấp và 3 mỏ cát lòng sông) phục vụ thi công dự án.

Hà Tĩnh chấp thuận 11 mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam

Khu vực mỏ đất san lấp Lưu Vĩnh Sơn 2 và Lưu Vĩnh Sơn 3 ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà được quy hoạch làm mỏ VLXD thi công cao tốc Bắc - Nam.

Cụ thể, 8 mỏ đất san lấp gồm mỏ đất san lấp Lưu Vĩnh Sơn 2, Lưu Vĩnh Sơn 3 ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà với diện tích, trữ lượng lần lượt là 18 ha, 1,447 triệu m3 và 7,1 ha, 749.250 m3; mỏ đất san lấp núi Động Mòi, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên diện tích 20 ha, trữ lượng 1,92 triệu m3; mỏ đất san lấp núi Đồng Chiêng, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên diện tích 8,8 ha, trữ lượng 578.000 m3;

Mỏ đất san lấp Nam Hương 1, xã Nam Điền, huyện Thạch Hà, diện tích 16,38 ha, trữ lượng gần 1,3 triệu m3; mỏ đất san lấp Đức Lạng 2, xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, diện tích 8,7 ha, trữ lượng 870.000 m3; mỏ đất san lấp xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, diện tích 10,7 ha, trữ lượng 1,65 triệu m3; mỏ đất san lấp Đất Đỏ 2, xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, diện tích 9,38 ha, trữ lượng 1,333 triệu m3.

3 mỏ cát gồm mỏ cát xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, diện tích 25 ha, trữ lượng 317.471 m3; mỏ cát tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, diện tích 3,4797 ha, trữ lượng 95.834 m3 và mỏ cát tại xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ, diện tích 13,4 ha, trữ lượng 974.021 m3.

Hà Tĩnh chấp thuận 11 mỏ vật liệu phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam

Thời gian qua, Hà Tĩnh có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo nguồn VLXD thi công cao tốc Bắc - Nam.

Theo thông tin từ Sở TN&MT Hà Tĩnh, tính tới thời điểm này, UBND tỉnh đã chấp thuận bản xác nhận về khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp khai thác và bảo vệ môi trường trong khai thác với 11 mỏ theo đề xuất của chủ đầu tư và đơn vị thi công.

HĐND tỉnh đã có nghị quyết về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang khai thác khoáng sản đối với 7 mỏ khoáng sản đất san lấp có rừng. Hiện nay, các đơn vị đang thỏa thuận giá bồi thường với các tổ chức, cá nhân và đang thực hiện các thủ tục trồng rừng thay thế.

7 mỏ khoáng sản này có mỏ đất san lấp: núi Động Mòi, xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên; núi Đồng Chiêng, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên; Lưu Vĩnh Sơn 2, 3, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà; Đức Lạng 2, xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ; Đất Đỏ 2, xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh và mỏ đất xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc.

Trường hợp được cấp phép tất cả 11 mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu nguồn VLXD thi công cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh. Khối lượng còn thiếu, nhà thầu mua tại các mỏ thương mại đang khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề Cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.