Đề án vệ tinh “nâng trình” các bệnh viện Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nhờ thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh cùng 5 bệnh viện tuyến huyện đã làm chủ được nhiều kỹ thuật mới, góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị cho người bệnh.

Là bệnh viện hạng I, trung bình mỗi ngày tiếp đón khoảng gần 1.000 lượt bệnh nhân đến thăm khám và điều trị nên việc nâng cao năng lực khám chữa bệnh là một yêu cầu tất yếu đối với BVĐK tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, năm 2013, bệnh viện chính thức tham gia vào đề án bệnh viện vệ tinh.

Đề án vệ tinh “nâng trình” các bệnh viện Hà Tĩnh

Các chuyên gia chuyển giao một số kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị cho đội ngũ bác sỹ BVĐK tỉnh.

Theo phê duyệt của Bộ Y tế, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội...

Sau gần 7 năm hoạt động theo mô hình bệnh viện vệ tinh, BVĐK tỉnh đã từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu ngang tầm các bệnh viện tuyến Trung ương, năng lực khám và điều trị đã nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Theo bác sỹ Hoàng Quang Trung – Giám đốc BVĐK tỉnh, một trong những kết quả lớn nhất mà đơn vị đạt được khi tham gia đề án bệnh viện vệ tinh là đã có hơn 170 lượt bác sỹ và gần 200 điều dưỡng, kỹ thuật viên được tham gia đào tạo tại các bệnh viện hạt nhân. Bệnh viện đã tiếp nhận 164 lượt các chuyên gia, bác sỹ từ bệnh viện hạt nhân về chuyển giao tại bệnh viện, hoàn thành được 108 gói kỹ thuật, qua đó nâng tỷ lệ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến từ 63,2% năm 2013 lên 71,9% năm 2019.

Đề án vệ tinh “nâng trình” các bệnh viện Hà Tĩnh

Đến nay, BVĐK tỉnh đã làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật mới (Trong ảnh: Các bác sỹ can thiệp tim mạch tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh).

Đặc biệt, đến nay bệnh viện đã làm chủ được nhiều kỹ thuật khó như: phẫu thuật, hóa trị liệu, chăm sóc giảm nhẹ trong điều trị ung thư; nội soi khớp gối, phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối; phẫu thuật tạo hình cột sống, phẫu thuật mở cung sau và cắt mỏm khớp dưới, mở rộng lỗ liên hợp chèn ép rế, phẫu thuật sọ não; giảm đau trong đẻ, phẫu thuật nội soi sản phụ khoa cơ bản, hỗ trợ sinh sản bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), cấp cứu sản khoa; chụp mạch vành, đặt Stent mạch vành, cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, cấp cứu tim mạch…

Cùng với BVĐK tỉnh, các bệnh viện tuyến huyện cũng tích cực tham gia và hưởng lợi to lớn từ đề án bệnh viện vệ tinh.

Năm 2018, Bộ Y tế quyết định bổ sung BVĐK thị xã Kỳ Anh, BVĐK huyện Cẩm Xuyên và BVĐK Hương Sơn là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E. Sau 2 năm tham gia đề án, cả 3 bệnh viện đã cử 17 lượt bác sỹ, 22 lượt điều dưỡng tham gia đào tạo tại Bệnh viện E. Các bệnh viện cũng đã được tiếp nhận 51 lượt chuyên gia, bác sỹ của Bệnh viện E về đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Nhờ tham gia vào đề án nên các bệnh viện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật về chấn thương, ngoại tổng hợp, phẫu thuật nội soi tiết niệu ngược dòng, thận nhân tạo, tiêu sợi huyết trong cấp cứu tim mạch và nhồi máu não, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm...

Đề án vệ tinh “nâng trình” các bệnh viện Hà Tĩnh

PGS.TS. bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trao quyết định bệnh viện vệ tinh cho BVĐK TP Hà Tĩnh và BVĐK Lộc Hà.

Vừa qua, với việc trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, BVĐK TP Hà Tĩnh, BVĐK huyện Lộc Hà sẽ được chuyển giao nhiều kỹ thuật trong các chuyên ngành như: tim mạch, ngoại chấn thương, thần kinh, nội tiết, hồi sức tích cực, chống độc, ung bướu, huyết học, ung bướu…

Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu cho rằng: “5 bệnh viện tuyến huyện trở thành bệnh viện vệ tinh của những bệnh viện hàng đầu tuyến Trung ương đã cho thấy nỗ lực của các đơn vị trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng và chuyên môn nghiệp vụ. Trở thành bệnh viện vệ tinh, đội ngũ y bác sỹ được chuyển giao và từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu, năng lực khám và điều trị từ đó cũng nâng lên rõ rệt. Người dân trên địa bàn được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật ngay tại tuyến y tế cơ sở, giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại, giảm tải đáng để cho các bệnh viện tuyến trên”.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.