Dịch COVID-19 chưa chấm dứt, người dân không nên chủ quan

(Baohatinh.vn) - Dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là đối với nhóm có nguy cơ cao. Ngành y tế Hà Tĩnh khuyến cáo người dân tuyệt đối không chủ quan, cần tuân thủ việc tiêm phòng và đeo khẩu trang nơi công cộng.

Ngày 5/5/2023, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là COVID-19 không còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Dịch COVID-19 chưa chấm dứt, người dân không nên chủ quan

COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh Internet

Bác sỹ Hoàng Việt Cường - Trưởng khoa Truyền nhiễm (BVĐK tỉnh) cho biết: “Mặc dù dịch không còn mức độ toàn cầu song nguy cơ đối với các nhóm như: người có bệnh nền, người cao tuổi còn rất lớn. Hiện nay, có 20 ca bệnh COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện, trong đó, chủ yếu là người cao tuổi và người có các bệnh nền về tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Chính vì vậy, người dân tuyệt đối không được chủ quan”.

Dịch COVID-19 chưa chấm dứt, người dân không nên chủ quan

BVĐK tỉnh đang điều trị cho 20 bệnh nhân COVID-19, trong đó chủ yếu là người bị bệnh nền và người cao tuổi. Trong ảnh: Bác sỹ Khoa Truyền nhiễm giám sát bệnh nhân qua hệ thống camera.

Theo tổng hợp từ Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), từ tháng 4/2023 đến nay, các ca bệnh tử vong chủ yếu ở người cao tuổi, người có bệnh nền, không phát hiện tử vong ở người trẻ tuổi. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại bệnh viện là 0,47%, cao hơn so với các bệnh truyền nhiễm khác 0,09%. Chính vì vậy, theo khuyến cáo, Việt Nam vẫn cần phải có chính sách ứng phó phù hợp nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của COVID-19 đối với sức khỏe con người.

Dịch COVID-19 chưa chấm dứt, người dân không nên chủ quan

Người dân cần tuân thủ việc đeo khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, nhất là tại các cơ sở y tế.

Để phòng, chống hiệu quả với dịch bệnh COVID-19, Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng vẫn đang tập trung cao cho công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19, nhất là các mũi tăng cường cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao và trẻ em. Theo đó, hiện nay, các địa phương đang triển khai đợt tiêm thứ 36 dành cho người lớn với số lượng 20.300 liều và đợt tiêm thứ 19 dành cho trẻ em, với số lượng 8.700 liều. Theo cập nhật mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đợt tiêm thứ 36 dành cho người lớn chỉ mới đạt 54%, đợt tiêm thứ 19 dành cho trẻ em chỉ mới đạt 52%.

Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Đợt tiêm thứ 36 dành cho người lớn được triển khai từ ngày 6/3 và đợt tiêm thứ 19 dành cho trẻ em triển khai từ ngày 3/3 với số lượng không lớn, song đến nay, các địa phương vẫn chưa thể hoàn thành việc tiêm phòng. Điều này cho thấy, một bộ phận không nhỏ người dân có sự chủ quan, lơ là với dịch bệnh”.

Dịch COVID-19 chưa chấm dứt, người dân không nên chủ quan

Tiêm các mũi vắc-xin tăng cường là giải pháp để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.

Tổng hợp từ Sở Y tế, đến nay, tỷ lệ trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm đủ 2 mũi mới chỉ đạt trên 81,2%; từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tiêm mũi nhắc lại lần 1 là trên 80,14%; từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi nhắc lại lần 1 là 92,58%.

Mặc dù WHO đã tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu nhưng không có nghĩa chúng ta chủ quan với dịch bệnh. Bởi thực tế hằng ngày vẫn phát hiện các ca mắc, thậm chí xuất hiện một số ổ dịch nhỏ và có sự lây lan ở các địa phương.

Chính vì vậy, ngành y tế khuyến cáo người dân tuân thủ đeo khẩu trang ở những nơi công cộng; khi nghi ngờ mắc bệnh cần chủ động cách ly, hạn chế tiếp xúc và thông báo với cơ sở y tế; chủ động tiêm vắc-xin, nhất là đối với các nhóm có nguy cơ cao để tăng cường miễn dịch, hạn chế nguy cơ chuyển nặng.

Ngành y tế sẽ tiếp tục giám sát, phát hiện kịp thời các ổ dịch để có giải pháp phòng, chống phù hợp; theo dõi chặt chẽ các biến chủng thông qua việc lấy các mẫu xét nghiệm đối với những người đi xa trở về hoặc bệnh nhân nặng.

Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.