Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Hà Tĩnh chỉ đạo phòng ngừa

(Baohatinh.vn) - Tại Hà Tĩnh, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) phát sinh tại 3 hộ thuộc 2 xã (Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh và Quang Lộc, Can Lộc) làm 25 con lợn mắc bệnh chết và phải tiêu hủy.

Theo thông tin từ Cục Thú y, DTLCP hiện đang tái phát trở lại và có chiều hướng lây lan nhanh tại các tỉnh, thành phố. Cả nước hiện có 267 xã thuộc 97 huyện của 31 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày; đặc biệt, một số tỉnh Bắc Trung Bộ từ đầu tháng 9 đến nay dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lưòng.

Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Hà Tĩnh chỉ đạo phòng ngừa

Chốt kiểm dịch ở xã Mỹ Lộc (Can Lộc) đã được dựng lên ở các trục giao thông giáp với ổ dịch.

Tại Hà Tĩnh, từ cuối tháng 9, dịch phát sinh tại 3 hộ thuộc 2 xã (Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh và Quang Lộc, Can Lộc) làm 25 con lợn mắc bệnh chết và phải tiêu hủy. Hiện nay, người chăn nuôi đang tái đàn, tăng đàn phát triển chăn nuôi, trong khi bước vào giai đoạn chuyển mùa thường xuyên mưa, lụt, nhiệt độ giảm thấp, thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh và lây lan nhanh.

Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh bảo vệ phát triển sản xuất chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành chức năng khẩn trương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Trong đó, yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, ngành chức năng và chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống DTLCP ban hành tại Quyết định 972/QĐ-TTg ngày 7/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3995/QĐ-UBND của UBND tỉnh; khẩn trương xây dựng, phê duyệt kế hoạch của địa phương với các hoạt động cụ thể, tương ứng với các tình huống dịch bệnh.

Tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn lợn, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; mua lợn giống có nguồn gốc rõ ràng; cách ly theo dõi trước khi nhập đàn, tiêm phòng đảm bảo các loại vắc xin phòng bệnh; định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; báo cáo kịp thời khi phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, không bán chạy lợn bệnh.

Phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn; lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm xác định dịch bệnh để xử lý kịp thời đối với lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, lợn, sản phẩm lợn nhập vào địa bàn trái phép.

Rà soát chặt chẽ các cơ sở đăng ký chăn nuôi theo nội dung Nghị quyết số 214/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh, đảm bảo đúng quy định về đối tượng, điều kiện và an toàn dịch bệnh; tạm dừng tái đàn tại các ổ dịch và vùng bị dịch uy hiếp.

Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn trên địa bàn; thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở giết mổ tập trung, chợ buôn bán động vật, sản phẩm động vật; nghiêm cấm việc nhập gia súc từ tỉnh khác vào cơ sở giết mổ mà không có hồ sơ thủ tục theo đúng quy định. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành định kỳ, đột xuất kiểm tra để chấn chỉnh kịp thời các tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, Hà Tĩnh chỉ đạo phòng ngừa

Công tác phun tiêu độc, khử trùng môi trường, đặc biệt là ở các điểm có nguy cơ lây nhiễm cao đang được các địa phương tích cực triển khai.

Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chủ động nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến dịch bệnh để kịp thời tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh. Phối hợp với các sở, ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, báo cáo UBND tỉnh kịp thời để bổ cứu, chấn chỉnh các khó khăn, tồn tại đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật. Tổ chức hướng dẫn các nội dung chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh và chuẩn bị đầy đủ vật tư, dụng cụ, hóa chất để ứng phó với DTLCP.

Các sở, ngành liên quan, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh, các cơ quan thông tin, đại chúng theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở NN&PTNT và chính quyền các địa phương chủ động theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, phổ biến thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống DTLCP theo quy định.

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.