Điều chỉnh quy hoạch phù hợp thực tiễn xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Trong 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) thì quy hoạch được xếp đầu tiên (tiêu chí số 1), cho thấy tầm quan trọng của tiêu chí này trong xây dựng NTM. Thực hiện tốt tiêu chí quy hoạch là tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt các tiêu chí khác trong Bộ tiêu chí quốc gia, đặc biệt là các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng ở Hà Tĩnh.

dieu chinh quy hoach phu hop thuc tien xay dung nong thon moi

Đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) được niêm yết công khai và thông báo đến tận người dân.

Với quyết tâm chính trị cao, đến cuối năm 2012, toàn tỉnh đã có 100% xã hoàn thành phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng NTM; 80% xã hoàn thành việc điều chỉnh theo quy hoạch Thông tư 13 của liên bộ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan dẫn đến đồ án phải điều chỉnh nhiều lần. Theo thống kê chưa đầy đủ, có đến trên 70% số xã phải bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đến lần 2, lần 3.

Thạch Hà là một trong những địa phương hoàn thành quy hoạch NTM sớm nhất tỉnh. Đến tháng 10/2011, đã có 30/30 xã hoàn thành quy hoạch. Tuy nhiên, qua thực tiễn, hầu như các xã phải điều chỉnh lại quy hoạch. Mặc dù công tác điều chỉnh được triển khai rất quyết liệt và đã cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, nhưng, đến nay, toàn huyện mới có 13 xã hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch, trong đó, 5 xã về đích trước 2016. Năm 2016, Thạch Hà đặt mục tiêu hoàn thành điều chỉnh 7 xã và phấn đấu đến 2017 sẽ điều chỉnh xong 100% xã.

Theo ông Trần Quốc Việt - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thạch Hà, ngoài nguyên nhân khách quan phải điều chỉnh theo thực tiễn phát triển KT-XH thì nguyên nhân chính vẫn là do chủ quan của các địa phương. Trong thời gian đầu chưa nhận thức được mục đích, yêu cầu của NTM, cho rằng đây là dự án nên càng “vẽ” nhiều càng được hưởng lợi từ đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2011, trước “sức ép” tiến độ, cộng với sự chủ quan, nôn nóng của các địa phương dẫn đến nhiều đồ án quy hoạch được làm một cách vội vàng, qua loa, đại khái.

Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) là xã phấn đấu về đích NTM năm 2016. Mặc dù tiêu chí quy hoạch đã được địa phương hoàn thành từ năm 2011 nhưng đến nay cũng phải điều chỉnh lần 3. Các nội dung được điều chỉnh “rút gọn” hơn so với quy hoạch ban đầu và chủ yếu liên quan đến tiêu chí hạ tầng như: giao thông, thủy lợi. Cụ thể, đối với tiêu chí thủy lợi, từ chỗ quy hoạch ban đầu là 29 km nay rút xuống 16 km; tiêu chí giao thông nội đồng từ 36,04 km rút xuống còn 21,11 km. Ngoài ra, một số tuyến đường ngõ xóm cũng phải điều chỉnh phù hợp thực tế.

“Do lúc đầu (thời điểm năm 2011 - PV) cán bộ địa phương chưa nhận thức đầy đủ về chương trình NTM, cứ nghĩ đây là dự án do Nhà nước đầu tư 100% nên đã cùng với tư vấn “vẽ” càng nhiều càng tốt. Nay đi vào thực tiễn cho thấy, nhiều đoạn kênh mương, giao thông nội đồng không cần thiết phải kéo dài, gây lãng phí nguồn lực của nhân dân”, ông Nguyễn Văn Chiến - Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh thừa nhận.

Tương tự, xã Vượng Lộc (Can Lộc) cũng đang điều chỉnh quy hoạch đối với hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Trước đây, quy hoạch đưa toàn bộ hệ thống đường trục nhỏ giao thông nội đồng vào thành đường trục chính. Nay, do yêu cầu thực tiễn địa phương phải điều chỉnh rút xuống từ 70 km xuống còn 7,9 km.

Nhiều xã nằm trong nhóm đăng ký đạt chuẩn NTM 2016 như Kỳ Châu (Kỳ Anh), Xuân Hồng (Nghi Xuân), Sơn Quang, Sơn Kim 2 (Hương Sơn), Đức Thịnh (Đức Thọ)… cũng đang phải điều chỉnh quy hoạch lần 2, lần 3.

Một nguyên nhân khác dẫn đến chất lượng quy hoạch thấp, phải điều chỉnh nhiều lần đó là phần lớn các đơn vị tư vấn năng lực còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm về quy hoạch xây dựng NTM, bị áp lực về thời gian, thực hiện đồng thời trên nhiều xã trong khi nhân lực thiếu. Quy hoạch xây dựng xã NTM yêu cầu tổng thể (đa ngành), trong khi đó, các đơn vị tư vấn chỉ chuyên sâu vào một lĩnh vực, nên chất lượng đồ án quy hoạch còn hạn chế. Nhiều chủ nhiệm đồ án quy hoạch còn trẻ, thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực chưa nhiều. Bên cạnh đó, kinh phí lập quy hoạch NTM của các xã trên địa bàn tỉnh tương đối thấp (trung bình 200 triệu đồng mỗi xã), dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị tư vấn làm dang dở rồi chấm dứt dẫn đến một số xã phải kêu gọi đơn vị tư vấn khác và tốn thêm kinh phí.

Ông Phạm Văn Tình – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, quy hoạch được xây dựng và áp dụng cho một thời gian dài từ 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm nên cần phải có sự đầu tư đúng mức. Khi đồ án quy hoạch chung được xây dựng hợp lý, sát thực tế, phản ánh đúng thực trạng và tiềm năng, thế mạnh của địa phương và đưa ra những định hướng đúng, khả thi là cơ sở để KT-XH địa phương phát triển. Các địa phương không vì mục tiêu giảm “gánh nặng huy động nguồn lực” mà tùy tiện điều chỉnh quy hoạch, làm ảnh hưởng chung của quy hoạch vùng, liên vùng.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.