Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

(Baohatinh.vn) - Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hà Tĩnh hiện có hơn 172.000 người có đạo sống trên địa bàn 575 thôn, tổ dân phố (trong đó có 71 thôn giáo toàn tòng). Người công giáo tại các địa phương tích cực hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động.

bqbht_br_ba-con-giao-dan-tdp-10-phuong-dai-nai-tich-cuc-quyen-gop-tien-cua-ngay-cong-xay-dung-nha-van-hoa-va-tuyen-duong-dan-sinh-1.jpg
bqbht_br_ba-con-giao-dan-tdp-10-phuong-dai-nai-tich-cuc-quyen-gop-tien-cua-ngay-cong-xay-dung-nha-van-hoa-va-tuyen-duong-dan-sinh.jpg
Bà con giáo dân TDP 10 phường Đại Nài tích cực quyên góp tiền của, ngày công xây dựng nhà văn hóa và tuyến đường dân sinh.

Suốt quá trình hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, người dân phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) đã tích cực đóng góp cho sự phát triển vững mạnh của địa phương. Trong đó, bà con giáo dân đã tích cực tham gia các hoạt động SXKD, góp phần nâng cao đời sống. Đặc biệt, bà con luôn đi đầu trong các phong trào xây dựng ĐTVM, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

Trong phong trào xây dựng ĐTVM tại phường Đại Nài, tổ dân phố (TDP) 10 là một điển hình. Đây là vùng giáo toàn tòng của phường với 152 hộ, 650 nhân khẩu. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo tại nhà thờ của giáo họ Yên Định (thuộc giáo xứ Tĩnh Giang), bà con còn thường xuyên sinh hoạt văn hóa tinh thần tại khuôn viên nhà văn hóa của TDP.

bqbht_br_ong-tuan-thuong-xuyen-giu-moi-lien-he-voi-can-bo-chinh-quyen-mat-tran-to-quoc-phuong-de-kip-thoi-nam-bat-chu-truong-chinh-sach-nham-pho-bien-cho-ba-con-giao-dan.jpg
Ông Lê Văn Tuân - Tổ trưởng TDP 10 (bên phải) thường xuyên giữ mối liên hệ với cán bộ chính quyền, mặt trận Tổ quốc phường để kịp thời nắm bắt chủ trương, chính sách nhằm phổ biến cho bà con giáo dân

Nhà văn hóa khang trang, khu thể thao rộng rãi được bố trí ghế đá, phủ sóng wifi… đã trở thành không gian sinh hoạt chung, gắn kết cộng đồng dân cư. Ông Lê Văn Tuân - Tổ trưởng TDP 10 chia sẻ: “Bà con giáo dân trong TDP rất đồng lòng, trách nhiệm thực hiện chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa, ĐTVM. Nhờ đó, bộ mặt của TDP ngày càng khang trang, sạch đẹp, tỷ lệ gia đình văn hóa cao, con em giáo họ được học hành, đỗ đạt, không có người vi phạm pháp luật…”.

Ngoài nguồn hỗ trợ của Nhà nước, trong năm 2024, bà con giáo dân TDP 10 đã đóng góp gần 170 triệu đồng để chỉnh trang, mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa. Bên cạnh đó, hưởng ứng phong trào xây dựng ĐTVM, bà con đã đóng góp 315 triệu đồng để trải thảm nhựa 1.500m2 tuyến đường trong TDP; làm tuyến đường điện cao áp… TDP cũng xây dựng được 7 mô hình kinh tế như: nuôi tôm, trồng sen, kinh tế tổng hợp, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Ông Nguyễn Xuân Hương - Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Đại Nài cho biết: “Địa phương hiện có 273 hộ giáo dân với 1.062 nhân khẩu, tập trung chủ yếu ở TDP 2 và 10. Bà con giáo dân luôn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó lương - giáo. Trong những năm gần đây, giáo dân trên địa bàn tích cực hiến đất, ngày công, đóng góp tiền của để góp phần xây dựng thành công phường đạt chuẩn ĐTVM”.

Ngược về huyện miền núi Hương Sơn, phong trào xây dựng NTM cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Với tinh thần đoàn kết, tương trợ, bà con lương - giáo đã cùng nhau lao động sản xuất, đóng góp công sức, tiền của… góp phần thay đổi diện mạo quê hương.

bqbht_br_dien-mao-xanh-sach-dep-cua-thon-4-xa-son-giang.jpg
Diện mạo xanh - sạch - đẹp của thôn 4, xã Sơn Giang.

Mối đoàn kết lương - giáo trong xây dựng NTM tại thôn 4, xã Sơn Giang là một điển hình như thế. Hiện thôn 4 có 191 hộ, 925 nhân khẩu, trong đó 90% là đồng bào công giáo. Về đây, chúng tôi thật sự ấn tượng bởi ngõ xóm được đổ bê tông khang trang, sạch đẹp, những ngôi nhà ngói đỏ khang trang nép mình bên dòng sông Ngàn Phố êm ả. Dọc hai bên các tuyến đường là những hàng rào xanh mướt mắt, xen lẫn với đó là cờ hoa rực rỡ tạo nên diện mạo xứ đạo no ấm, thanh bình.

bqbht_br_nam-qua-gia-dinh-ba-vo-thi-trung-da-hien-hon-30m2-dat-pha-bo-tuong-rao-de-mo-rong-duong-lang.jpg
Năm qua, gia đình bà Võ Thị Trung đã hiến hơn 30m2 đất, phá bỏ tường rào để mở rộng đường làng.

Ngôi làng trù phú, bình yên như hiện tại là kết tinh của sự nỗ lực, đoàn kết của toàn thể cán bộ và người dân lương - giáo trong thôn. Ông Cao Văn Nghiêm - Trưởng thôn 4 chia sẻ: “Trước đây, người dân chủ yếu buôn bán nhỏ lẻ và đánh bắt cá trên sông Ngàn Phố để mưu sinh. So với toàn xã, đời sống của người dân thôn 4 còn khá thấp, thêm vào đó, thôn cũng thường xuyên bị chia cắt mỗi khi mưa lũ về nên cuộc sống càng vất vả. Vì vậy, việc xây dựng NTM gặp nhiều trở ngại, đặc biệt trong việc hoàn thành tiêu chí đường giao thông”.

bqbht_br_z6150238218536-807eb905e9801f92ef8163b3950bc508.jpg
Cấp ủy, chính quyền xã Sơn Giang, Ban Công tác mặt trận thôn 4 và Hội đồng Mục vụ Giáo họ Yên Hòa tích cực tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, hiến cây... mở rộng đường giao thông.

Khó khăn là vậy, song, với sự phối hợp tích cực giữa cấp ủy, chính quyền xã Sơn Giang, Ban Công tác mặt trận thôn 4 và Hội đồng Mục vụ Giáo họ Yên Hòa, việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất, hiến cây để mở rộng đường giao thông đã được thực hiện. Bà Võ Thị Trung (giáo dân thôn 4) cho biết: “Được sự vận động của cán bộ thôn, xã và hội đồng mục vụ, gia đình tôi đã hiến hơn 30m2 đất, phá bỏ bờ rào, cổng nhà để mở rộng đường làng. Giờ đây, khi đường rộng rãi, sạch đẹp không chỉ thuận tiện cho việc đi lại của bà con mà còn góp phần làm đẹp bộ mặt của quê hương. Tôi rất vui và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng NTM của thôn”.

Ngoài gia đình bà Trung, từ đầu năm đến nay, hàng chục hộ dân thôn 4 cũng đã hiến gần 200m2 đất, hơn 250m bờ rào, cây xanh, cổng nhà… để mở rộng đường làng. Bà con cũng đóng góp hơn 400 ngày công lao động, hơn 200 triệu đồng để hoàn thiện việc chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường, nhà văn hóa… Nhờ đó, diện mạo khu dân cư từng bước thay đổi theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp.

bqbht_br_nguoi-dan-thon-4-xa-son-giang-giup-nhau-phat-trien-kinh-te-xay-dung-doi-song-moi.jpg
Người dân thôn 4, xã Sơn Giang giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới.

Không chỉ đoàn kết để cùng xây dựng quê hương, bà con lương - giáo thôn 4 còn tích cực hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế. Các gia đình đều chăm chỉ làm ăn để có cuộc sống đủ đầy, con cái ăn học nên người. Tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 3%, bình quân thu nhập đầu người đạt 55 triệu đồng/năm. Đây cũng là thôn cuối cùng của xã Sơn Giang về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu, góp phần đưa xã nhà hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao trong năm nay.

Cùng với TP Hà Tĩnh, Hương Sơn, bà con lương - giáo ở các miền quê Hà Tĩnh luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, cùng chung tay xây dựng NTM, ĐTVM. Chỉ tính riêng trong năm 2024, đã có 491 hộ giáo dân tự nguyện hiến trên 14.800m2 đất, 3.200 cây trồng các loại, 830m tường rào để mở rộng đường làng ngõ xóm, đường liên thôn, liên xã. Bà con cũng đã đóng góp hơn 16.000 ngày công để thực hiện xây dựng, cải tạo hơn 6,5 km kênh mương nội đồng, rãnh thoát nước, 360 vườn hộ...

Ủy ban đoàn kết công giáo các cấp luôn thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bám sát mục đích tôn chỉ hoạt động; vận động, tập hợp đồng bào công giáo phát huy tinh thần trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào xây dựng NTM, ĐTVM. Đồng thời, lan tỏa, nhân rộng các tấm gương, điển hình trong các phong trào; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; động viên người công giáo thực hiện đường hướng sống phúc âm giữa lòng dân tộc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh

Chủ đề GIÁNG SINH - NOEL 2024

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.