Bắt đầu từ tháng 11, doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản sẽ không được phép thu giữ tiền đặt cọc của thực tập sinh và phải công khai các khoản thu phí để tránh tình trạng thực tập sinh bị thu các khoản phí cao và trái với quy định của Việt Nam.
Lao động học tiếng Nhật trước khi sang Nhật Bản làm việc. (Ảnh minh hoạ: TTXVN)
Đây là một trong những quy định nằm trong Bản Ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng(MOC) giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động-Y tế-Phúc lợi Nhật Bản vừa ký ngày 6/6 tại Nhật Bản.
Bản Ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng là bản thỏa thuận đầu tiên giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản về lĩnh vực bày, và cũng là bản thỏa thuận đầu tiên Chính phủ Nhật Bản ký với các nước đưa thực tập sinh đến Nhật Bản, đánh dấu sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực này. Bản ghi nhớ có hiệu lực kể từ 1/11/2017.
Theo bản ghi nhớ, ngoài quy định về phí, một số giấy tờ thủ tục hành chính của Nhật Bản đối với người lao động sẽ được giảm bớt. Đặc biệt, thời hạn thực tập của thực tập sinh Việt Nam sẽ được kéo dài lên 5 năm (trước đây chỉ đến 3 năm); đồng thời mở rộng thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong thời gian tới (bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe).
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam-Nhật Bản bao gồm các nội dung chính về mục đích, xác định cơ quan đầu mối của mỗi bên trong việc triển khai thực hiện, khuôn khổ và cơ chế hợp tác giữa hai nước, trách nhiệm của cơ quan Nhật Bản và trách nhiệm vủa cơ quan Việt Nam trong việc thực hiện chương trình hợp tác, hiệu lực của MOC. ên cạnh đó còn có 10 phụ lục kèm theo quy định cụ thể các nội dung thực hiện chương trình thực tập kỹ năng giữa hai nước.
Bản ghi nhớ xác định mục tiêu của sự hợp tác nhằm chuyển giao kỹ năng, kỹ thuật trong việc đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ lợi ích của hai nước.
Bản ghi nhớ quy định rõ trách nhiệm của phía Việt Nam kiểm tra và giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn đưa thực tập sinh sang Nhật Bản; phía Nhật Bản cấp phép cho các tổ chức quản lý Nhật Bản và cấp chứng nhận kế hoạch tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam cho các cơ sở, đơn vị Nhật Bản theo các tiêu chuẩn quy định trong bản ghi nhớ./.
Chỉ trong vòng 3 năm từ 2014-2016, Việt Nam đã đưa được hơn 90.000 thực tập sinh sang Nhật Bản. Ước tính đến nay, có khoảng hơn 100.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản.
Trong Ngày Quốc tế Lao động 1/5, nhiều người lao động ở Hà Tĩnh vẫn miệt mài mưu sinh với công việc thường nhật của mình để vun đắp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuần sinh hoạt công dân cuối khóa và ngày hội việc làm là hoạt động thường xuyên được Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức, cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho sinh viên năm cuối.
Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Thay đổi tư duy, nắm bắt xu hướng mới, nhiều lao động ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi từ khu vực công sang khu vực tư để tìm kiếm việc làm phù hợp hơn với năng lực, sở trường.
Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Để hướng tới thị trường lao động có thu nhập cao, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã tập trung đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động.
Giỗ Tổ Hùng Vương và dịp 30/4-1/5 có ngày lễ rơi vào ngày làm việc bình thường nên công chức, người lao động được nghỉ liền kề, hoán đổi để có kỳ nghỉ dài 3-5 ngày.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu thị trường và nâng cao trình độ ngoại ngữ, chất lượng, kỹ năng tay nghề cho lao động, Hà Tĩnh phấn đấu năm 2025 đưa 7.500 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Công tác nữ công trong doanh nghiệp ở Hà Tĩnh ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện để lao động nữ cống hiến công sức, trí tuệ trong quá trình lao động, sản xuất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, Công ty CP Thiên Ý 2 tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại khách sạn, nhà hàng Thiên Ý (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) năm 2025.
Chương trình đào tạo nghề bán hàng online miễn phí sẽ giúp người khuyết tật ở Hà Tĩnh có thêm cơ hội tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã tăng cường phối hợp, kết nối, tư vấn, giới thiệu để giải quyết việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Các đoàn viên, thanh niên và người lao động Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được các doanh nghiệp tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm trong nước và nước ngoài phù hợp.
Công đoàn các cấp ở Hà Tĩnh đang từng bước nỗ lực nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp để chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Sau Tết, lao động tại các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh cơ bản trở lại làm việc đúng hẹn. Đây là điều kiện quan trọng tạo đà cho doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu năm 2025.
Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau nghỉ kỳ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 47 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động.
Dịp cận tết, trên các tuyến phố ở TP Hà Tĩnh, những người làm nghề chở cây cảnh thuê vẫn đang miệt mài làm việc với hi vọng kiếm thêm thu nhập để gia đình có cái tết ấm cúng hơn.
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tính đến ngày 24/1/2025, trên địa bàn tỉnh không có đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền lương, tiền công của người lao động.
Thực hiện kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp tết Nguyên đán, các cấp công đoàn ở Hà Tĩnh đồng loạt triển khai chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.