Đón nhận Di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 6

(Baohatinh.vn) - Tỉnh Hà Tĩnh sẽ phối hợp với huyện Can Lộc tổ chức lễ đón Bằng công nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu - Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới vào tháng 6/2023.

Đón nhận Di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 6

Đại diện đoàn Việt Nam nhận chứng nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 11/2022, tại Hàn Quốc.

Theo Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Lễ Kỷ niệm 310 năm Năm sinh Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713 - 2023), 280 năm Năm sinh Nguyễn Huy Tự (1743 - 2023), 240 năm Năm sinh Nguyễn Huy Hổ (1783 - 2023); đón Bằng công nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương; chuẩn bị một số nội dung hướng tới Kỷ niệm 300 năm Năm sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ được tổ chức dự kiến vào ngày 24/6/2023.

Đón nhận Di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 6

Một tài liệu văn bản hành chính do chính quyền gửi cho người dân xã Trường Lưu thuộc bộ sưu tập Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu.

Theo đó, buổi sáng tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm năm sinh các danh nhân và đón bằng công nhận Di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu. Kết thúc buổi lễ là lễ rước bằng từ TP Hà Tĩnh về xã Kim Song Trường (Can Lộc).

Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ tham quan các di tích lịch sử, di sản văn hóa phi vật thể làng Trường Lưu, xã Kim Song Trường (Can Lộc) và tham quan Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn.

Lễ kỷ niệm nhằm vinh danh các danh nhân văn hóa dòng họ Nguyễn Huy; tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị đặc biệt, độc đáo của Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu. Đây còn là dịp để chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với sự đóng góp của các danh nhân, trân trọng, giữ gìn phát huy di sản văn hóa. Qua đó, khơi dậy và nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước; động viên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tích cực tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Đón nhận Di sản tư liệu Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu vào tháng 6

Đến nay, Làng Văn hóa Trường Lưu (Can Lộc) đã có 3 di sản được công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Nhà cổ hàng trăm năm tuổi tại Trường Lưu

Danh nhân Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) tự là Kính Hoa, hiệu Lựu Trai, Thiên Nam cư sĩ. Ông từng đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương tại trường thi Nghệ An lúc 20 tuổi, được bổ quan rồi thăng dần đến chúc Tri phủ Trường Khánh. Năm 1748, Nguyễn Huy Oánh đỗ Thám hoa lúc tròn 36 tuổi, được bổ làm Thị giảng trong phủ chúa Trịnh Doanh kiêm chức Hàn lâm viện đãi chế.

Ông cũng từng là thầy dạy của chúa Trịnh Sâm thuở thiếu thời. Sau này, ông còn trải qua các chức: Đông Các hiệu thư, Thượng bảo tự khanh, Đông Các đại học sĩ, Tri binh phiên, Nội giảng rồi Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1761, ông được ban tam phẩm để tiếp sứ nhà Thanh, đến năm 1765 làm Chánh sứ đi sứ Trung Quốc. Năm 1768, ông được thăng làm Hữu thị lang bộ Công rồi sau đó là Thượng thư bộ Công.

Năm 1783, Nguyễn Huy Oánh từ quyền Tham tụng (là quyền điều hành chính sự) về tại quê nhà. Tại đây, ông đã thành lập Thư viện Phúc Giang và mở trường dạy học gọi là Trường Lưu học hiệu, về sau được đánh giá là một trường có thư viện đầy đủ không thua kém những trường học tầm cỡ tại Thăng Long. Chỉ riêng một Trường Lưu học hiệu và Phúc Giang thư viện đã khiến Trường Lưu nổi lên như một làng văn hiến hiếm có thời xưa...

Danh nhân Nguyễn Huy Tự (1743-1790) là con trai Nguyễn Huy Oánh. Năm 1759, ông đỗ thứ 5 khoa thi Hương trường Nghệ lúc mới 17 tuổi. Ông ra làm quan cho triều Lê một thời gian ngắn, sau đó từ bỏ áo quan theo nhà Tây Sơn cùng vua Quang Trung đại phá quân Thanh xâm lược. Về sau ông trở về quê ở ẩn cùng cha là Thám hoa Nguyễn Huy Oánh xây dựng Trường học Phúc Giang. Ông để lại nhiều tác phẩm văn học giá trị, trong đó nổi bật là Truyện Hoa Tiên.

Danh nhân Nguyễn Huy Hổ (1783 - 1841) là một trong những người con trai của Nguyễn Huy Tự, cháu gọi Đại thi hào Nguyễn Du bằng chú. Ông nổi tiếng là người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” và giỏi về nghề thuốc. Năm 1823, Nguyễn Huy Hổ được vua Minh Mạng triệu ông vào Kinh đô Huế làm chức ngự y, lại kiêm Linh đài lang ở Khâm Thiên giám. Nguyễn Huy Hổ để lại cho nền văn học Việt Nam tác phẩm nổi tiếng “Mai Đình mộng ký”.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) là Bộ sưu tập viết bằng chữ Hán và chữ Nôm gồm 48 tư liệu của 3 dòng họ (Nguyễn Huy, Trần Văn và họ Hoàng) tại làng Trường Lưu. Trong đó, 26 tư liệu là các sắc phong thời kỳ Nhà Lê và Nhà Nguyễn (1689-1943), trong tôn vinh - ban thần, ban mỹ tự - trong ban tước, phong chức; 19 văn bản hành chính do chính quyền địa phương gửi cho người dân thuộc xã Trường Lưu dưới thời Nguyễn (1803-1943) và 3 bức trướng có kích thước 97x197cm, 121x177cm và 70x127cm tặng cho các cá nhân nhân dịp mừng thọ, đỗ đạt (gồm: bà Phan Thị Trừu nhân dịp mừng thọ bà 80 tuổi, khen Nguyễn Huy Quýnh đỗ tiến sỹ và mừng thọ 70 tuổi Nguyễn Huy Cầu).

Cùng với Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ đã được UNESCO ghi danh trước đó, dịp tháng 11/2022 vừa qua, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689 - 1943) đã được Ủy ban Ký ức thế giới UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) họp lần thứ 9 đã bỏ phiếu bầu chọn là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.