Dòng họ hiếu học ở Hà Tĩnh có 22 giáo sư, tiến sỹ

(Baohatinh.vn) - Dòng họ Phan Tùng Mai (xã Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh) có 64 vị đỗ đạt cao, trong đó có 7 vị được khắc tên trên bia đá ở Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Văn Miếu Huế qua các triều đại; 22 giáo sư, tiến sỹ đã và đang nắm những vị trí công tác quan trọng trên cả nước…

Tự hào về truyền thống có từ hàng trăm năm của dòng họ, ông Phan Như Quý – Chủ tịch Hội đồng dòng họ Phan Tùng Mai cho biết: “Nhà thờ của dòng họ đại tôn Phan Tùng Mai được xây dựng trên một vùng đất địa linh nhân kiệt với núi Tùng Lĩnh hùng vỹ và hồ Mai Thủy nên thơ.

Thủy tổ của dòng họ là cụ Phan Hách - một thầy dạy học trong cung thuộc triều đại nhà Trần. Với những cống hiến cho sự nghiệp dạy học, cụ đã được vua ban chức danh Vương phó sư Trần triều”.

Dòng họ hiếu học ở Hà Tĩnh có 22 giáo sư, tiến sỹ

Dòng họ Phan Tùng Mai có 7 vị được khắc tên trên văn bia qua các triều đại phong kiến (Trong ảnh: Ông Phan Như Quý (áo trắng) tự hào giới thiệu truyền thống khoa bảng của dòng họ).

Xuất thân là một nhà giáo nên truyền nhân của dòng họ luôn răn dạy con cháu rằng “Phải lấy văn chương xây nghiệp lớn”. Lời dạy đó là nền tảng cho các thế hệ con cháu dòng họ Phan Tùng Mai không ngừng học tập và đỗ đạt thành tài.

Gia phả dòng họ còn ghi chép lại thông tin 64 vị con cháu dòng họ đỗ đạt cao trong các cuộc thi của triều đình phong kiến, trong đó 7 vị được vinh danh tại bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám và Văn Miếu Huế là các tiến sỹ Phan Như Khuê, Phan Dư Khánh, Phan Bá Đạt, Phan Khiêm Thụ, Phan Phúc Cẩn, Phan Hoa Quốc; Lưỡng quốc đình nguyên thám hoa Phan Kính.

Dòng họ hiếu học ở Hà Tĩnh có 22 giáo sư, tiến sỹ

Truyền thống hiếu học của dòng họ được các cấp ngành trung ương, địa phương ghi nhận.

Tiếp nối truyền thống hiếu học của các bậc tiền nhân, dòng họ vinh dự có 22 giáo sư, tiến sỹ. Nhiều người nắm giữ cương vị công tác quan trọng trong các cơ quan, ban ngành nhà nước với những tên tuổi như: Luật sự Phan Anh (nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa), Thiếu tướng Phan Văn Tường (nguyên Phó Tư lệnh Quân khu I)…

Dòng họ hiếu học ở Hà Tĩnh có 22 giáo sư, tiến sỹ

Với tinh thần đoàn kết, các thành viên trong dòng họ đều thống nhất cao trong việc xây dựng và phát huy quỹ khuyến học.

Truyền thống khoa bảng của cha ông là tiền đề quan trọng để con cháu ngày nay phát huy tinh thần khuyến học, khuyến tài một cách mạnh mẽ. Mỗi năm định kỳ 3 lần, Hội đồng dòng họ tổ chức họp con cháu bàn việc thờ cúng gia tiên và công tác khuyến học. Với tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết thống nhất cao, hàng năm, con cháu sinh sống tại địa phương cũng như con em xa quê đều đóng góp hàng trăm triệu đồng cho quỹ khuyến học dòng họ.

Theo thông lệ, lễ tuyên dương, phát thưởng cho con cháu đỗ đạt, có thành tích cao trong học tập được tổ chức trước lễ khai giảng hàng năm với sự tề tựu của đông đảo con cháu nội ngoại khắp mọi miền.

Dòng họ hiếu học ở Hà Tĩnh có 22 giáo sư, tiến sỹ

Nhà thờ họ Phan Tùng Mai được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2009.

Đó là niềm động viên tinh thần lớn lao để các cháu tiếp tục nỗ lực giành nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, dòng họ đã khen thưởng hơn 580 cháu với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Chủ tịch Hội đồng dòng họ Phan Như Quý chia sẻ: “Hơn 500 hộ với trên 2.000 người sinh sống trên địa bàn huyện Đức Thọ nhưng con cháu dòng họ Phan Tùng Mai chưa bao giờ để xảy ra điều tiếng gì. Trên bảo dưới nghe; lớp trước làm gương cho lớp sau noi theo - gìn giữ nề nếp gia phong, phát huy tinh thần hiếu học là điều mà chúng tôi luôn giáo dục con cháu qua bao thế hệ”.

Ngoài xây dựng quỹ khuyến học dòng họ, con cháu họ Phan Tùng Mai còn đóng góp hàng trăm triệu đồng cho quỹ khuyến học của xã, ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất trường lớp; tặng quà cho học sinh nghèo, khó khăn tại địa phương mỗi dịp lễ tết.

Dòng họ hiếu học ở Hà Tĩnh có 22 giáo sư, tiến sỹ

Khắc ghi lời dạy của tổ tiên “Phải lấy văn chương xây nghiệp lớn” - các thế hệ con cháu dòng họ luôn bảo ban nhau học hành, giữ gìn nề nếp gia phong. (Trong ảnh: Ông Phan Như Quý động viên con cháu nội ngoại việc học tập).

Bí thư Đảng ủy xã Tùng Ảnh Phan Tiến Dũng ghi nhận: “Phan Tùng Mai là một dòng họ lớn và có truyền thống lâu đời tại địa phương. Không chỉ giáo dục, tạo nền tảng cho con cháu học hành mà dòng họ còn rất tích cực trong thực hiện trách nhiệm với cộng đồng xã hội thông qua đóng góp xây dựng nông thôn mới, giáo dục, góp phần vào sự thành công của công tác khuyến học khuyến tài ở địa phương.”

Với truyền thống hiếu học lâu đời, dòng họ Phan Tùng Mai vinh dự được nhận bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhiều năm liền, bằng khen của UBND tỉnh về thành tích trong công tác khuyến học; nhà thờ họ đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2009.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.