Em bé đầu tiên sinh ra nhờ mang thai hộ nặng 3,6kg

Đúng 7h sáng nay (22/1), Giáo sư Nguyễn Viết Tiến đã thực hiện ca mổ sinh cho sản phụ đầu tiên mang thai hộ tại BV Phụ sản Trung ương.

Tại cuộc họp báo ngay sau ca mổ, GS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết cháu bé ra đời nặng 3,6kg, khỏe mạnh và khóc rất to. Đây là thành công của Việt Nam trong việc sử dụng kỹ thuật mang thai hộ.

Em bé đầu tiên sinh ra nhờ mang thai hộ nặng 3,6kg ảnh 1
GS. TS Nguyễn Việt Tiến - người trực tiếp mổ trao em bé mới chào đời cho người mẹ

Sau 16 năm chờ đợi, điều tuyệt vời đã đến với gia đình người mẹ 46 tuổi (là chị M. và anh Hào).

“Bé gái được đặt tên là Đinh Hào Quỳnh Anh. Thành công của việc mang thai hộ, Việt Nam sẽ được đánh dấu trong bản đồ các nước có y học phát triển. Người vợ trong trường hợp này bị nhi hóa tử cung nên không thể mang thai, mà bắt buộc phải thực hiện mang thai hộ”, GS. Tiến nói.

Theo GS. Tiến, nếu không có quy định về mang thai hộ, có lẽ vợ chồng anh Hào không bao giờ có cơ hội có được một đứa con máu mủ”.

Theo lời anh Hào, sau khi lập gia đình, chờ mãi không có tin vui, năm 2003 vợ anh được mổ nội soi ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhưng bác sĩ cũng cho biết chỉ khi nào Việt Nam có luật cho phép mang thai hộ thì anh chị mới có cơ hội có con của mình.

Theo anh Hào, người mang thai hộ sẽ giúp vợ chồng anh Hào thêm 1 tháng nữa. “Kinh phí cho trường hợp này bằng chi phí như thụ tinh trong ống nghiệm thông thường, nhưng trường hợp này dùng lượng thuốc cao hơn nên chi phí cao hơn. Trung bình khoảng 60 triệu đồng”, GS. Tiến cho biết.

Cũng tại cuộc họp báo, GS. Vũ Bá Quyết cho biết: Bệnh viện sẽ hỗ trợ kinh phí cho ca đầu tiên này. Đây là món quà của Bệnh viện dành cho gia đình anh Hào./.

Theo Thu Thủy/VOV.VN

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.