Gần 5.000 lượt học sinh Hà Tĩnh được tư vấn về... "điều khó nói"!

(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm đến nay, 15 câu lạc bộ, góc thân thiện, điểm cung cấp dịch vụ thân thiện trên địa bàn Hà Tĩnh đã tổ chức 113 buổi sinh hoạt định kỳ với khoảng gần 5.000 lượt em học sinh tham gia.

Nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục đối với vị thành niên, thanh niên (VTN, TN), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh (CDC) đã phối hợp với Trường THPT Phan Đình Phùng và Trường THPT Lê Quý Đôn tổ chức các chương trình nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho VTN, TN.

Gần 5.000 lượt học sinh Hà Tĩnh được tư vấn về... “điều khó nói”!

Một lớp nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản tại Trường THPT Phan Đình Phùng.

Để nâng cao hiệu quả, thay vì truyền đạt theo kiểu truyền thống, các chương trình lần này đã kết hợp nhiều hình thức như: hỏi đáp, kết hợp những trò chơi, câu hỏi trắc nghiệm... Nhờ đa dạng về hình thức, sinh động về nội dung nên kích thích tính tò mò và dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức cơ bản liên quan đến giới tính, thay đổi tâm sinh lý, tình yêu, tình bạn, mang thai ngoài ý muốn, pha thai không an toàn, tình dục an toàn và lành mạnh, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Đặc biệt, trong chương trình này các em còn được giao lưu hỏi đáp trực tiếp với các bác sĩ về những vấn đề khó nói, thường gặp ở tuổi VTN, TN.

Thầy Nguyễn Hồng Cường - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho biết, việc đưa chương trình giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vào trường học là việc làm cần thiết, nhằm cung cấp những thông tin chính thống và đầy đủ cho các em, tạo sân chơi bổ ích và thiết thực. Nhà trường rất mong muốn có thêm nhiều đợt sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về giáo dục giới tính như hiện nay nhằm trang bị cho các em đầy đủ kiến thức, kỷ năng, chuẩn bị hành trang bước vào đời một cách vững chắc.

Gần 5.000 lượt học sinh Hà Tĩnh được tư vấn về... “điều khó nói”!

Các em được cấp phát các tài liệu cần thiết để nắm bắt các kiến thức, kỹ năng.

Được biết từ đầu năm đến nay, 15 câu lạc bộ, góc thân thiện, điểm cung cấp dịch vụ thân thiện do Trung tâm CDC duy trì đã tư vấn cho gần 632 em thuộc lứa tuổi VTN, TN, tổ chức 113 buổi sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ với khoảng gần 5.000 em học sinh tham gia.

Ngoài ra, Trung tâm CDC còn phối hợp với các trường THPT, THCS tổ chức truyền thông trực tiếp 150 buổi có khoảng 55.400 em học sinh tham gia và cấp phát 22.500 tờ rơi, các tài liệu truyền thông cung cấp thông tin, kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho VTN,TN và tiền hôn nhân và các biện pháp tránh thai phù hợp với tuổi VTN, TN...

Theo bác sỹ Trần Thị Kim Phương – Khoa Sức khỏe sinh sản (Trung tâm CDC), ở tuổi VTN,TN, các em có rất nhiều các thay đổi về tâm sinh lý, thể chất, tình cảm, khủng hoảng về nhân cách, tinh thần, rối loạn cảm xúc, rối loại hành vi… Chính vì thế, các em cần được giúp đỡ, giáo dục kỹ năng, giới tính của nhà trường, các tổ chức, đặc biệt gia đình để các em phát triển, hình thành nhân cách. Chính vì vậy việc tổ chức các chương trình truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng để hỗ trợ, giúp các em thích ứng được với những thay đổi đó.

Gần 5.000 lượt học sinh Hà Tĩnh được tư vấn về... “điều khó nói”!

Các buổi sinh hoạt góp phần nâng cao nhận thức cho các em về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

“Trung tâm CDC đang từng bước triển khai, đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn, xây dựng những mô hình phù hợp nhằm tạo môi trường thuận lợi, thân thiện đối với VTN,TN. Hướng đến mục tiêu năm 2020, có trên 80% VTN,TN sau khi được truyền thông hiểu, biết cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho bản thân. Giảm 30% số VTN, TN có thai ngoài ý muốn so với năm 2017, giảm phá thai không an toàn ở VTN, TN và nâng cao chất lượng dân số” – bác sỹ Phượng cho biết thêm.

Ngoài ra Trung tâm CDC cũng đặt ra mục tiêu, đến năm 2020 sẽ triển khai điểm cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện cho VTN, TN tại Trung tâm COD, Trung tâm MSI, BVĐK tỉnh và 13 trung tâm y tế tuyến huyện.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.