(Baohatinh.vn) - Sau khi ăn thịt bê thui, 8 người trong 2 gia đình ở thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có triệu chứng đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng...
Ngay sau khi nắm được thông tin, TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh đã đến Khoa Cấp cứu - chống độc BVĐK Hà Tĩnh - nơi 5 bệnh nhân nặng bị ngộ độc đang điều trị để thăm hỏi, động viên các bệnh nhân, đồng thời chỉ đạo đội ngũ y, bác sỹ tích cực điều trị. Lãnh đạo Sở Y tế cũng chỉ đạo Chi cục ATVSTP tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Can Lộc và Trung tâm Y tế Thạch Hà nhanh chóng điều tra để xác định rõ nguyên nhân.
Bác sỹ Trần Tiền - Khoa Cấp cứu chống độc, BVĐK Hà Tĩnh cho biết: vào lúc 21 giờ ngày 24/2, khoa tiếp nhận 5 bệnh nhân ở thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc có triệu chứng đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng; một số bệnh nhân có kèm theo sốt.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sỹ đã tiến hành truyền dịch, dùng kháng sinh, men tiêu hóa điều trị hỗ trợ... 5 bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa.
5 bệnh nhân đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Cấp cứu chống độc - BVĐK Hà Tĩnh.
Theo anh Nguyễn Thu Lưu - một trong 5 bệnh nhân cho biết: Trưa ngày 23/2, trên đường đi làm về qua ngã ba Khe Giao (xã Sơn Lộc - Can Lộc) thấy có người bán thịt bê thui nên đã mua 1kg về ăn cùng gia đình. Do về đến nhà muộn nên gia đình đã ăn cơm xong nên chưa sử dụng đến số thịt này.
Đến tối, anh cùng 4 mẹ con đưa thịt bê ra ăn và đem phần cho 3 mẹ con chị gái. Sau khi ăn xong được một lúc, cả 8 người bắt đầu có triệu chứng nôn và đi ngoài.
Ngay sau đó, các thành viên trong gia đình anh và gia đình chị gái đã lên khám ở Trạm Y tế xã Sơn Lộc. Sau khi thăm khám, 5 trường hợp nặng được chuyển xuống BVĐK tỉnh để điều trị, 3 người bị nhẹ được điều trị và theo dõi tại Trạm Y tế xã Sơn Lộc.
Anh Lưu cũng cho biết, hôm đó, ngoài anh còn có một người bạn làm cùng cũng mua 0,5kg về ăn và cũng bị ngộ độc thực phẩm, hiện đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà.
Cán bộ Chi cục ATVSTP tỉnh điều tra bệnh nhân ngộ độc thực phẩm
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, mỗi người cần cẩn trọng trong việc lựa chọn, bảo quản, chế biến thức ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cần mua những thực phẩm tươi mới, có xuất xứ rõ ràng, không bị ôi thiu hay hết hạn sử dụng; thức ăn chưa chế biến, chưa sử dụng cần được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp và đảm bảo sạch sẽ, tránh bị mốc, hỏng, nhiễm khuẩn, biến chất;
Đảm bảo tay và các dụng cụ luôn sạch sẽ khi tiếp xúc với thực phẩm trong suốt quá trình chế biến, làm chín thức ăn ở nhiệt độ phù hợp, rửa sạch các loại trái cây, rau sống trước khi sử dụng; thực hiện ăn chín uống sôi, ăn uống ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ẩm thấp, bụi bẩn…
Bác sỹ Trần Tiền - Khoa Cấp cứu chống độc (BVĐK Hà Tĩnh)
"Bộ Y tế yêu cầu rà soát dùng sữa trong bệnh viện. Sử dụng từ khi nào, cho ai, nếu có vấn đề về sức khỏe liên quan dùng sữa, cơ sở y tế phải có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn cho người bệnh".
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Y tế Hà Tĩnh đã vượt lên gian khó, trở thành chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến và hậu phương, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quê hương, đất nước.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, việc người dân tự ý mua thuốc không theo chỉ dẫn, kê đơn của bác sỹ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong.
Công tác dân số ở thành phố Hà Tĩnh được triển khai tích cực, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng dân số và thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bộ Y tế, chiều nay (13/4) cho biết, hiện nay bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Hơn 30 năm cống hiến cho nghề y, bác sỹ Phạm Thị Hồng Lam - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã ghi dấu ấn bằng trình độ chuyên môn và lòng nhiệt huyết.
Ca phẫu thuật được tiến hành trong 4 giờ. Sau 2 tuần cấy ghép, bệnh nhân đi lại sinh hoạt cá nhân hoàn toàn ổn định, đang được hướng dẫn theo các quy trình chăm sóc chuyên môn để sẵn sàng xuất viện.
Ngày 10/4/2025, tại Kuala Lumpur - Malaysia, Vinmec được vinh danh là “Hệ thống y tế của năm” và “Đổi mới công nghệ y tế của năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.
Thông qua kết nối, kêu gọi của huyện Hương Sơn, Công ty Xăng dầu Hà Tĩnh đã hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện 11 máy chạy thận nhân tạo với tổng trị giá 5 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tinh thần chung là triển khai thực hiện sắp xếp bộ máy nhưng không làm ảnh hưởng đến thực hiện chức năng nhiệm vụ, đặc biệt trong công tác khám chữa bệnh.
Việc kết nối với bệnh viện tuyến trên đang là ưu tiên hàng đầu của các cơ sở y tế tuyến huyện ở Hà Tĩnh nhằm từng bước nâng cao năng lực cho các bác sỹ trong chẩn đoán, điều trị.
Trong đợt cao điểm này, Hà Tĩnh kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.
Theo đề xuất của ngành Y tế Hà Tĩnh, việc thành lập hệ thống cấp cứu ngoại viện sẽ gắn liền với các bệnh viện/trung tâm y tế và trung tâm điều hành đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các trường hợp nghi mắc sởi.
Khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm ngay tại tuyến y tế cơ sở ở Hà Tĩnh giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị, nâng cao chất lượng dân số.
Không chỉ là một cán bộ quản lý giỏi, chị Cao Thị Chiến còn là tấm gương tiêu biểu trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo của ngành Dược Hà Tĩnh.
Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.