Hà Tĩnh có nhiều cách làm hiệu quả trong Chương trình OCOP

(Baohatinh.vn) - Đoàn công tác Văn phòng Điều phối NTM Trung ương vừa có chuyến kiểm tra thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại một số cơ sở sản xuất của Hà Tĩnh và làm việc với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh.

Hà Tĩnh có nhiều cách làm hiệu quả trong Chương trình OCOP

Đoàn do Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương Ngô Tất Thắng làm trưởng. Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Trần Huy Oánh tiếp, làm việc với đoàn.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, thực hiện Chương trình OCOP, Hà Tĩnh xác định đây là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất và thực hiện chương trình nông thôn mới.

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn của Trung ương, sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và nỗ lực của cộng đồng, các chủ cơ sở sản xuất, Hà Tĩnh đã có những kết quả bước đầu quan trọng.

Đến nay, đã có 72 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3, 4 sao; trong đó, có 69 sản phẩm đạt 3 sao, 3 sản phẩm đạt 4 sao.

Các sản phẩm sau khi tham gia chương trình phát triển tốt và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng, mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu...; đặc biệt doanh số bán hàng tăng hơn so với trước, tổng doanh thu các sản phẩm OCOP năm 2019 tăng 20% so với năm 2018.

Hà Tĩnh có nhiều cách làm hiệu quả trong Chương trình OCOP

Đoàn Công tác Văn phòng Điều phối NTM Trung ương tham quan cơ sở sản xuất gạo ngọc mầm của Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh ở huyện Thạch Hà...

Hà Tĩnh có nhiều cách làm hiệu quả trong Chương trình OCOP

... và kiểm tra mô hình sản xuất gạo hữu cơ trên ruộng rươi tại xã các xã Yên Hồ, Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ).

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương Ngô Tất Thắng đánh giá cao phương pháp, cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ từ xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, đánh giá sản phẩm, xúc tiến quảng bá sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, thực hiện phần mềm chấm sản phẩm OCOP, nhất là việc sử dụng công nghệ 4.0 trong quản lý chất lượng sản phẩm OCOP...

Hà Tĩnh có nhiều cách làm hiệu quả trong Chương trình OCOP

Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương Ngô Tất Thắng đánh giá cao phương pháp cách làm và hiệu quả chương trình OCOP của Hà Tĩnh.

Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương đề nghị Văn phòng Hà Tĩnh hoàn thiện báo cáo phục vụ tổng kết năm của Trung ương, làm rõ chủ thể sản xuất của các tổ chức. Đồng thời, tập trung thực hiện chu trình thường niên để phát triển sản phẩm; hoàn thiện dự án phát triển nhóm sản phẩm OCOP sản xuất gạo hữu cơ trên ruộng rươi tại xã các xã Yên Hồ, Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ) gửi Trung ương phê duyệt đảm bảo tiến độ; tổ chức hội nghị tại một số tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh.

Dịp này, đoàn đã thực tế kiểm tra Dự án phát triển nhóm sản phẩm OCOP mô hình sản xuất gạo hữu cơ trên ruộng rươi tại các xã Yên Hồ, Quang Vĩnh (Đức Thọ); cơ sở sản xuất gạo ngọc mầm Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh (Thạch Hà); tham quan Trung tâm Trưng bày sản phẩm OCOP tại thành phố Hà Tĩnh.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.