Hà Tĩnh khẩn trương xóa tàu cá “3 không”, chống khai thác bất hợp pháp

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang tập trung hoàn thành đăng ký, đăng kiểm tàu cá nhằm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).

Nhiều tàu cá “3 không” khi ra khơi đánh bắt

Dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác trong phòng chống khai thác IUU theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC) nhưng đến nay, Hà Tĩnh vẫn còn trên 1.000 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản), gây khó khăn trực tiếp cho việc kiểm soát, xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản.

94d6211011t96713l0.jpg
Tỷ lệ đăng kiểm tàu cá của Hà Tĩnh mới đạt hơn 60,7% (72/136 tàu).

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh, tỷ lệ đăng kiểm tàu cá mới trên địa bàn chỉ đạt hơn 60,7% (72/136 tàu). Một số địa phương đạt tỷ lệ đăng kiểm tàu cá thấp như huyện Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên, TX Kỳ Anh…

Ngư dân Phạm Văn T. (xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên) tự ý cải hoán, thay máy cho tàu cá nên nhiều năm nay không thể hoàn tất thủ tục đăng kiểm. Bởi, theo quy định tại Chỉ thị số 3727 ngày 5/5/2017 của Bộ NN&PTNT, việc lắp đặt các loại máy kém chất lượng, máy bộ (động cơ ô tô, máy kéo được thủy hóa, các máy tàu không rõ nguồn gốc, xuất xứ) xuống tàu cá là hành vi bị nghiêm cấm.

z4551714231372_2bf16a2d99b41f56af9b4acec9060877.jpg
Hệ thống giám sát tàu cá tại Cảng cá Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà) phát hiện các vi phạm của ngư dân khi đánh bắt sai vùng, sai tuyến...

“Mặc dù tôi đã được ngành chức năng hướng dẫn phải tháo gỡ để chuyển sang động cơ chuyên dành cho tàu cá nhưng do việc làm ăn ngày một khó khăn, trong khi để sắm máy thủy chuyên dụng cũng cần số vốn lớn nên tôi chưa thực hiện được” - ngư dân Phạm Văn T. chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Việt Hùng - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên, địa phương nằm trong nhóm có tỷ lệ tàu cá chưa đăng kiểm cao. Nguyên nhân chính của sự chậm trễ này là do ngư dân tự ý chuyển sang nghề khai thác không được phép như nghề giã cào; tự ý cải hoán, “độ” máy móc nên các trung tâm đăng kiểm không thể hoàn thành thủ tục.

Ông Nguyễn Viết Hùng - Phó trưởng phòng Khai thác thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) cho biết: “Việc thực hiện các thủ tục đăng ký, đăng kiểm theo quy định gặp rất nhiều vướng mắc về hồ sơ như: không có giấy chứng nhận xuất xưởng do cơ sở đóng tàu đủ điều kiện cấp; ngư dân tự mua máy cũ trôi nổi trên thị trường, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc; tự ý cải tạo, nâng cấp tàu cá không báo cáo, không có xác minh của đơn vị có thẩm quyền...”.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên tàu cá cũng chưa hoàn thành, chỉ đạt hơn 78% (70/89 tàu). Anh Trần Văn Hướng - ngư dân ở Lộc Hà chia sẻ: “Dù được khuyến cáo nhưng hiện vẫn có nhiều tàu chưa thể trang bị hầm bảo quản hải sản theo công nghệ PU, bọc sàn tàu bằng vật liệu composite do chi phí cao và tâm lý ngại đầu tư”.

IMG_0508.jpg
Ngư dân Hà Tĩnh vẫn ngại đầu tư nên khó đạt được 10 chỉ tiêu, điều khoản đánh giá để được cấp chứng nhận VSATTP với tàu cá.

Theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN& PTNT, tất cả tàu cá có chiều dài thân tàu từ 15m trở lên phải được cấp chứng nhận VSATTP. Theo đó, các tàu cá phải đạt 10 chỉ tiêu, điều khoản đánh giá về kết cấu, bố trí ngư cụ trên tàu cá, trang thiết bị bảo quản sản phẩm, hóa chất bảo quản, hệ thống thoát nước thải, chất thải, dụng cụ làm vệ sinh, khử trùng.

Vào tháng 1/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ NN&PTNT đánh giá, Hà Tĩnh chưa hoàn thành một số nội dung về chống khai thác IUU. Trong đó, một phần nguyên nhân đến từ việc kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm tàu cá đánh bắt bất hợp pháp trên biển chưa nghiêm; các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc quyết liệt. Điều này đã gây nên tâm lý chây ì đối với một bộ phận ngư dân trong việc hoàn thành các thủ tục quản lý nhà nước về tàu cá theo quy định.

DSC_1024.jpg
TX Kỳ Anh đã phối hợp với Chi cục Thủy sản và các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp bàn các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.

Tập trung quản lý, giám sát tàu cá

Đợt thanh tra lần thứ 5 của EC vào tháng 4/2024 là cơ hội cuối cùng để Việt Nam gỡ thẻ vàng trước khi EU bầu cử, vì thế rất cần những giải pháp tổng lực, tạo chuyển biến thực chất trong công tác chống khai thác IUU để gỡ "thẻ vàng".

Trước yêu cầu đó, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã ven biển chủ trì, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra các chủ tàu, yêu cầu chủ tàu cam kết, khẩn trương hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận VSATTP theo quy định.

Vừa qua, TX Kỳ Anh đã phối hợp với Chi cục Thủy sản và các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp bàn các giải pháp thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Theo đó, địa phương sẽ thực hiện đợt cao điểm tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ số lượng tàu cá, nắm được thực trạng tàu cá, lập danh sách cụ thể số lượng tàu cá “3 không” để có hướng xử lý; giao UBND phường, xã có trách nhiệm bám nắm địa bàn, vận động, tuyên truyền để ngư dân chủ động xóa đăng ký tàu cá không còn hoạt động.

bht_br_anh-52-copy-5915.jpg
Đợt ra quân cao điểm chống khai thác IUU của BĐBP Hà Tĩnh diễn ra từ ngày 27/1 đến ngày 30/4/2024.

Ông Nguyễn Bùi Thanh Sơn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: "Chi cục sẽ cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, khẩn trương hoàn thành việc đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản; cập nhật đầy đủ số liệu trên hệ thống Vnfishbase; tổ chức rà soát, kiểm tra và xác định rõ tình trạng tàu cá (đang ở đâu, đang hoạt động hay nằm bờ, chủ sở hữu, hồ sơ đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác) mất kết nối qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS) trên 6 tháng".

Để chung tay gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản, BĐBP Hà Tĩnh cũng đang quyết liệt ra quân thực hiện đợt cao điểm chống khai thác IUU, diễn ra từ ngày 27/1 đến ngày 30/4/2024 với tinh thần không có ngoại lệ, không vùng cấm, xử lý nghiêm vi phạm.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.