Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

(Baohatinh.vn) - Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh, đến hết ngày 3/11, có hơn 90% hộ gia đình bị ngập lụt do ảnh hưởng của mưa bão vừa qua đã được xử lý.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Can Lộc giúp Trường Mầm non Hoa Hồng (thị trấn Nghèn) dọn dẹp vệ sinh sau lũ

Ông Nguyễn Xuân Thủy – Chủ tịch UBND xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên) cho biết: “Do hồ Kẻ Gỗ vẫn đang xả nên nước chưa thể rút hết.

Hiện nay, chúng tôi đang tập trung xử lý các điểm như: giếng, công trình vệ sinh, trường học… Riêng xác động vật, trước đó, địa phương đã thuê máy đào hố chôn lấp nhưng nước ngâm lâu ngày, đất ướt nên buộc phải rắc thêm vôi bột, phun thuốc tiêu độc khủ trùng để tránh ô nhiễm”.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Xác động vật được xã Cẩm Vịnh thu gom bằng máy đem chôn lấp

Tại xã Cẩm Vịnh, do nằm cuối dòng sông Ngàn Mọ nên rác thải, nhất là xác động vật ở các xã mạn trên như: Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch... đều trôi về đây.

Bởi vậy, sau khi nước rút, địa phương phải đào hố chôn lấp. Tính đến thời điểm hiện tại, xã đã huy động 5 máy xúc để chôn lấp 11 tấn gia súc, gia cầm trôi dạt về địa phương.

Ở các điểm công cộng và khu dân cư, chính quyền địa phương cũng quán triệt đến tận người dân các giải pháp xử lý vệ sinh môi trường, nhất là ở các gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Phun tiêu độc khử trùng tại xã Cẩm Vịnh

Ông Lê Ngọc Hà – Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, huyện đã hỗ trợ các xã: 2.000 lít hóa chất, 2.750 kg phèn chua, 21.000 viên Aquatab để xử lý vệ sinh môi trường cho 20.655 hộ, 19.851 công trình vệ sinh, 16.584 giếng nước.

Huyện cũng đã hỗ trợ 15 tấn vôi, 2.200 m2 bạt, 1.500 bao tải, 1.000 lít thuốc tiêu độc khử trùng, 600 dụng cụ vệ sinh môi trường để chôn lấp 40 tấn trâu bò, 320 tấn lợn, 100 tấn gia cầm các loại. Về cơ bản, các điểm sinh hoạt, giếng nước, trường học đều đã xử lý xong. Ở các khu dân cư, địa phương đang cho phun tiêu độc khử trùng để phòng chống dịch bệnh sau lũ”.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Nhân viên CDC Hà Tĩnh xử lý giếng nước bị ngập cho các hộ dân.

Theo số liệu thống kê của ngành y tế, đợt mưa lũ vừa qua, toàn tỉnh có 13.246 hộ gia đình tại 86 xã, 10.779 giếng nước, 11.553 công trình vệ sinh, 56 trường học, 13 trạm y tế bị ngập nước. Trong đó, các địa phương như: Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân... bị ảnh hưởng nặng nề.

Ngay sau mưa lũ, Sở Y tế đã thành lập 9 tổ cơ động về 9 địa phương phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ; thu gom, xử lý xác động vật chết; xử lý môi trường, dọn vệ sinh, phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại khu vực ngập lụt sau khi nước rút. Đồng thời, xử lý các giếng khoan, giếng đào, các dụng cụ chứa nước ăn, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hà Tĩnh: Trên 90% hộ gia đình được xử lý môi trường sau lũ lụt

Các trường học bị ngập lũ ở Đức Thọ nhanh chóng được vệ sinh môi trường để sớm đón học sinh trở lại học tập.

Sau hơn 2 ngày tập trung triển khai tại các địa phương đến hết ngày 3/11, đã có trên 90% hộ gia đình đã được xử lý vệ sinh môi trường, trên 97,7% giếng nước, trên 90% công trình vệ sinh, 91% trường học, 100% trạm y tế đã được xử lý.

Trong đó, các địa phương như: TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Lộc Hà, Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên đã cơ bản xử lý xong. Còn lại các địa phương như: Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Nghi Xuân do nước lũ rút chậm nên công tác vệ sinh môi trường giếng nước, công trình vệ sinh, trường học và các hộ gia đình dự kiến sẽ hoàn thành trong 1 đến 2 ngày tới.

Chủ đề SEA Games

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.