Hà Tĩnh triển khai phát triển ngành tôm theo chỉ đạo của Thủ tướng

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn vừa giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc theo Thông báo Kết luận của người đứng đầu Chính phủ tại hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam.

ha tinh trien khai phat trien nganh tom theo chi dao cua thu tuong

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra hiệu quả mô hình nuôi tôm trên cát tại Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh tại xã Kỳ Nam, TX. Kỳ Anh.

Theo đó, Sở NN&PTNT chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất các nội dung phát triển ngành tôm Hà Tĩnh (đây là nội dung quan trọng đối với nuôi tôm nước lợ và nuôi tôm trên cát) trong Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam; báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo triển khai thực hiện đảm bảo có hiệu quả, đúng quy định.

Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam nêu rõ: Ngày 6/2/2017, tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam. Sau khi nghe báo cáo của Bộ NN&PTNT, ý kiến phát biểu của các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận: Là một trong những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam, ngành tôm đã lớn lên cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, đã rất năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn, thách thức để trở thành một ngành hàng mũi nhọn.

Từ chỗ chỉ có 20 cơ sở sản xuất tôm giống (năm 1986), đến nay, Việt Nam đã có trên 2.000 cơ sở sản xuất tôm giống cung cấp trên 100 tỷ con tôm giống thương phẩm đảm bảo đủ cho sản xuất. Hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu về KHCN, đã có nhiều mô hình tốt, áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất giống, thức ăn, nuôi thâm canh, chế biến, xuất khẩu tôm. Việt Nam có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển ngành tôm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm còn rất lớn. Vì vậy cần có quyết tâm chính trị và giải pháp đồng bộ, quyết liệt để phát huy tốt lợi thế này.

Xác định rõ mục tiêu đưa ngành tôm Việt Nam tiến lên thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam. Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất tôm của thế giới, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là thủ phủ của nuôi trồng, chế biến tôm chất lượng cao.

Cần xây dựng nhiều thương hiệu toàn cầu về tôm. Ngành tôm phải là tấm gương tiêu biểu trong việc đi tắt, đón đầu trên con đường xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao; trở thành điểm sáng của thế giới về ứng dụng các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, áp dụng công nghệ sinh học, tự động hóa, điện tử, tin học... vào sản xuất con giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến tôm. Phấn đấu đến năm 2025 đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD.

ha tinh trien khai phat trien nganh tom theo chi dao cua thu tuong

Nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh cho năng suất, sản lượng cao.

Về định hướng, cần khảo sát để quy hoạch lại vùng nuôi tôm, quy hoạch phải chú ý đến bảo vệ môi trường sinh thái thực hiên quy hoạch đột phá lấy KHCN và chính sách quy mô phát triển là do thị trường quyết định. Phát triển ngành tôm phải theo tư duy hệ thống, tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị từ cung ứng vật tư đầu vào đến nuôi, chế biến, phân phối, tiêu thụ tôm trong đó doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu và động lực; các hộ nuôi nhỏ lẻ phải được tổ chức thành hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nhằm giảm các chi phí trung gian, nâng cao sức cạnh tranh của tôm Việt Nam.

Cần quán triệt quan điểm “nuôi tôm chính là nuôi nước”. Các địa phương, người nuôi phải quản lý được nước cấp, nước nuôi và đặc biệt là nước thải. Cần đảm bảo nguồn điện cho nuôi tôm, không thể để tình trạng tôm chết do không có điện hoặc do thiếu điện, đặc biệt là nguồn điện ba pha. Nguồn vốn tín dụng cho nuôi tôm, chế biến tôm cần được đảm bảo với lãi suất phù hợp.

Bộ NN&PTNT cùng các bộ, địa phương, doanh nghiệp cần nghiên cứu để khắc phục việc tôm giống bố mẹ, thức ăn và một số vật tư thiết yếu khác trong nuôi tôm vẫn đang phụ thuộc nước ngoài cần sớm được khắc phục làm sao phải kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào và giá. Các nhà chuyên môn (Bộ NN&PTNT) cần xác định rõ từng loại tôm nuôi, các loại mô hình phù hợp với từng địa phương. Bộ và các địa phương phải hướng dẫn và lo cho người nông dân. Ủy ban nhân dân các tỉnh, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thương hiệu truy xuất nguồn gốc tôm trên cơ sở đặc thù, lợi thế của từng địa phương.

Các cơ quan nhà nước cần chú trọng công tác thông tin cho người dân về tình hình cung cầu, giá cả thị trường để người dân, doanh nghiệp chủ động cân đối kế hoạch nuôi tôm hợp lý, tránh đưa tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của ngành tôm Việt Nam.

Cần chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ, cụ thể là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tập trung phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Bộ Công Thương cần chủ động tuyên truyền về các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ NN&PTNT kịp thời thông tin về các rào cản thương mại, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho ngành tôm, đấu tranh, xử lý các vụ kiện chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật bất hợp lý, không để bị động về thị trường.

Về chống bán phá giá, các cơ quan Nhà nước cần phải phối hợp với các hiệp hội, đồng hành, có trách nhiệm và sẵn sàng cao nhất bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam chân chính. Huy động khi cần thiết các lực lượng, chuyên gia, đội ngũ luật sư giỏi trong và ngoài nước để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp tôm, ngành tôm Việt Nam.

Kiên quyết xử lý thích đáng các hành vi bơm tạp chất cho vào tôm để trục lợi bất chính. Chính phủ và toàn thể xã hội tuyên chiến với nhưng hành vi này. Các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo quyết liệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng; các cơ quan liên quan cần tập huấn thông tin cho người dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng này.

Các doanh nghiệp, người dân tham gia nuôi, chế biến tôm phải nêu cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, thông tin trong sản xuất, kinh doanh, cùng nhau hướng tới sự phát triển chung của ngành tôm, lợi ích quốc gia. Các hiệp hội trong ngành hàng tôm cần phát huy vai trò của mình trong công tác này.

Các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông cần chủ động cung cấp thông tin, đãng tin, bài về những mô hình, cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh tốt, điển hình để thúc đẩy phát triển ngành tôm Việt Nam...

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.