“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

(Baohatinh.vn) - Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.

Ông Nguyễn Khắc Dương sinh ngày 24/9/1925, trong một gia đình Nho giáo chính gốc, quê tại làng Thịnh Xá, nay thuộc xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ Nguyễn Khắc Dương là Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889-1954), mẹ là bà Đoàn Thị Viên (1903-1986).

bqbht_br_dsc04358.jpg
Ông Nguyễn Khắc Dương sinh ra trong một gia đình Nho giáo chính gốc, quê tại làng Thịnh Xá, nay thuộc xã An Hòa Thịnh, huyện Hương Sơn.

Cụ Nguyễn Khắc Niêm đỗ Nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Đinh Mùi, năm Thành Thái thứ 19 (1907). Sau khi thi đỗ, Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm lần lượt giữ các chức: Thừa chỉ sung Kiểm giáo ở bộ Học (1910); Tu nghiệp Quốc tử giám, ra Đốc học Nghệ An, Tri phủ Anh Sơn, án sát rồi Bố chánh Nghệ An (1911-1930), Thị lang rồi Tham tri bộ Hình (1930-1933), Tuần phủ Khánh Hòa, Phủ doãn Thừa Thiên (1933-1941); Tổng đốc Thanh Hóa (1941). Năm 1942, về hưu, cụ được Chính phủ Pháp tặng Đệ ngũ đẳng Bắc đẩu Bội tinh (1942). Sau Cách mạng Tháng Tám, cụ tham gia nhiều tổ chức đoàn thể ở địa phương, từ xã, huyện, tỉnh và là ủy viên ủy ban Liên Việt Liên khu 4.

Gia đình Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm có tổng cộng 14 người con, trong đó, ông Nguyễn Khắc Dương là con thứ 7. Trong gia đình đại quan này, có nhiều người đỗ đạt, thành danh như Bác sĩ, Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện (1915-1997), Giáo sư Nguyễn Khắc Phi, nhà văn Nguyễn Khắc Phê v.v... Nói về gia đình mình, ông Nguyễn Khắc Dương bộc bạch: “Anh em tôi, tuy làm con nhà quan nhưng không ai có ý muốn làm quan cả. Chỉ có ý muốn nối nghiệp học giỏi, đậu cao, làm các ngành văn hóa, nhất là dạy học”(1),… “nói chung anh em chúng tôi đều không ham phú quý vinh hoa”(2).

z6149792607927-2399c20e91d037bf2b3e7690718af912.jpg

Về Nguyễn Khắc Dương, lúc nhỏ, ông học tiểu học và trung học ở Huế (Trường Thiên Hựu - Providence). Từ năm 1945-1949, sau Cách mạng Tháng Tám, về quê, ông tham gia dân quân tự vệ, được cử làm Thư ký ủy ban Hành chánh xã, rồi được người bạn là Đinh Nho Liêm giới thiệu vào Đội Tuyên truyền Việt Minh Trung bộ nhưng do sức khỏe yếu, chỉ hoạt động mấy tháng rồi xin về dạy trường tư thục công giáo Đậu Quang Lĩnh tại huyện Đức Thọ và Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Từ năm 1950 - 4/1954, ông vào tu viện dòng Phanxicô tại Vinh, rồi tiếp tục tu ở Nha Trang. Từ tháng 4/1954 - 7/1956, bị động viên vào Trường Sĩ quan trù bị Thủ Đức học quân sự 6 tháng rồi được điều động lên Ban Mê Thuột phụ trách tiếp vận. Vì sức khỏe yếu và là tu sĩ, ông chỉ phải thi hành nghĩa vụ quân sự trong 2 năm. Từ tháng 7/1956 - 9/1956, sau giải ngũ, ông lại trở về tu viện.

Từ tháng 10/1956 đến cuối năm 1965, ông được gửi sang Pháp, tiếp tục tu học tại một học viện của dòng Phanxicô ở Paris, rồi lấy bằng cử nhân triết học tại Đại học Sorbonne. Từ cuối năm 1965 - 4/1975, Nguyễn Khắc Dương trở về Việt Nam, dạy học ở các tu viện tại Sài Gòn và Đà Lạt, sau đó là quyền Trưởng khoa Văn - Triết Viện Đại học Đà Lạt.

Ông sống tự do, không lập gia đình riêng, lưu động ở Đà Lạt, Sài Gòn, Huế, hằng năm được các Đại chủng viện Huế, Vinh, Hà Nội mời giảng dạy môn Triết học. Từ tháng 5/2017 đến nay, ông được Tu đoàn Anh em Bác ái Chúa Kitô tôi tớ Giáo phận Phan Thiết mời vào an dưỡng tuổi già.

bqbht_br_z6152534386811-d752627ac4ac4bbd0c38fba9db153ad2.jpg
Con cháu Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm chụp ảnh lưu niệm tại tuyến đường Nguyễn Khắc Niêm ở thị xã Kỳ Anh.

Là người sinh ra trong một gia đình Nho giáo, chịu ảnh hưởng rất lớn của nếp nhà khoa bảng, lại được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều bậc trí thức như Phan Bội Châu, Võ Bá Hạp, Lê Văn Huân… cùng với tư chất thông minh thiên bẩm nên Nguyễn Khắc Dương học rất giỏi. Ông am tường Đông Tây kim cổ, thông tỏ cả Nho, Lão, Phật. Ngoài “tam giáo”, Nguyễn Khắc Dương còn dấn thân tìm hiểu cả Kitô giáo, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản. Những bài giảng về Triết học của ông luôn cuốn hút người nghe. Học trò của ông thuộc nhiều thế hệ, tầng lớp, nhiều chức sắc tôn giáo, văn nghệ sỹ… Tất cả họ đều kính trọng, yêu mến ông. Những ai được học thầy Nguyễn Khắc Dương đều coi là điều may mắn, một niềm hạnh phúc trong cuộc đời.

Nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 95 của Stêphannô Nguyễn Khắc Dương (2020), một học trò của ông đã phát biểu: “Cám ơn thầy vì luôn tháp tùng từng người. Thời không được dạy học, thầy đến với từng người. Ai nghèo, thầy cho ít tiền. Ai học giỏi, thầy cho cuốn sách triết. Ai đang đau khổ, thầy lắng nghe họ. Ai đang trôi dạt, thầy tìm cho bến đậu. Thầy cứ lang thang đây đó, như một người hành khất, quên cả tắm rửa, nhưng là để nối nhịp cầu, nhịp cầu cảm thông, nhịp cầu tâm giao. Gặp được thầy, ai cũng có cảm giác mình thêm được một người thầy, người cha, nhiều khi thầy giữ luôn cả vai trò người mẹ. Thầy sống không giống ai, và cũng chẳng ai giống thầy. Nhưng suy tư của thầy luôn mở ra, hoàn toàn có một khả thể khác ngoài các quy phạm thông thường. Thầy khác biệt nhưng không dị biệt!”.

bqbht_br_dsc04496.jpg
bqbht_br_dsc04452.jpg
Mừng sinh nhật tuổi 99 của Stêphannô Nguyễn Khắc Dương (tháng 9/2024).

GS. Nguyễn Khắc Phi - người em trai của Stêphannô Nguyễn Khắc Dương cũng đã có những lời chân thực về người anh “đặc biệt và độc đáo” của mình: “… Vượt lên mọi nghịch cảnh, giải tỏa dần những trăn trở vướng mắc, anh tôi ngày càng vững vàng, kiên định, dần được coi như một biểu tượng, một hiện thân về sức mạnh thần kỳ của nghị lực, của đời sống tinh thần. Anh là chứng nhân của thời cuộc, là mẫu mực về đức tin, lối sống không màng danh lợi, không nệ hình thức của một người tu hành. Nhưng, nói theo ngôn ngữ của Hoàng đế - thiền sư Trần Nhân Tông, anh Dương tuy “lạc đạo” (vui với đạo) nhưng vẫn “cư trần” (ở với đời). Anh lên lớp cho các trường dòng nhưng cũng vui vẻ nhận lời đến nói chuyện với Trường viết văn Nguyễn Du, với Viện Khoa học Giáo dục. Anh từng diện kiến đủ các bậc chức sắc tôn giáo, cả Đức Giáo hoàng, nhưng lại có thể say sưa, rỉ rả trò chuyện với những người nông dân bình dị…”.

Suốt đời là một “hành giả” kiên cường, một người lữ hành của thế kỷ, tuy vậy, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương vẫn mang đậm tư chất của “ông đồ Nghệ”. “Ông là một trí thức xuất thân từ gia đình Nho giáo nổi tiếng, nhưng không những rất thích phong thái Lão Trang, mà còn say mê con đường thơ ấu thiêng liêng của thánh Teresa Hài đồng Giêsu, cũng như thần bí của thánh Gioan Thánh giá” (lời của Đức Phaolô Nguyễn Thái Hợp). Trong bài thơ “Sở nguyện”, ông bộc bạch:

Bao giờ cát bụi hoàn nguyên thể,

Nguyện lót chân êm khách vỉa hè.

Công tội trông nhờ cây khổ giá,

Vui buồn ký thác chuỗi Mân Côi.

Năm nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương đã 99 tuổi. Thân thể tuy già yếu nhưng đôi mắt của ông vẫn rất tinh anh. Tất cả ở ông vẫn toát lên một tinh thần kiên cường, một con người gần gũi, thân thiện, yêu đời. Stêphannô Nguyễn Khắc Dương chính là hiện thân của tinh thần đoàn kết, hòa hợp lương - giáo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

(1), (2): Nguyễn Khắc Dương, Hồi ức thế tâm Nguyễn Khắc Dương, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2020, tr.16, tr 17.

Chủ đề GIÁNG SINH - NOEL 2024

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

 Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Niềm vui tháng Bảy của nhiều gia đình liệt sỹ

Tháng 7 này trở nên đặc biệt hơn với nhiều gia đình liệt sỹ ở Hà Tĩnh khi phần mộ người thân được đưa về yên nghỉ nơi đất mẹ, khi tấm bằng “Tổ quốc ghi công” được trao tặng trang nghiêm, trọng thể.
Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Sáng mãi tinh thần thanh niên xung phong

Những ngày tháng Bảy, đất nước lại lặng mình trong những ký ức thiêng liêng về những năm tháng khói lửa. Trong dòng chảy lịch sử ấy, lực lượng TNXP Hà Tĩnh để lại nhiều dấu ấn hào hùng, góp phần viết nên bản hùng ca bất tử bằng sức trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng.
Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.